Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay

Cơ cấu ngành kinh tế

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài

Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến vượt bậc trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. Để có những thành công đó, một phần rất quan trọng nhờ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành kinh tế nói riêng.
Tuy nhiên, hiện nay với xu thế toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức phát triển như vũ bão trên quy mô toàn cầu. Nền kinh tế tri thức đã ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực trong đời sống kinh tế – chính trị – xã hội. Không có một quốc gia nào muốn vươn lên mà nằm ngoài xu thế đó, ngay cả đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Nền kinh tế tri thức dần xuất hiện và có những ảnh hưởng tới mọi mặt trong mọi hoạt động kinh tế. Chính vì vậy, nghiên cứu về quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trở thành một vấn đề hết sức cấp thiết. Vì nếu chúng ta có một cơ cấu ngành kinh tế hợp lý, phát triển huy được những lợi thế, tiềm năng của đất nước, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế tri thức thì chúng ta sẽ tạo ra được những bước phát triển nhảy vọt, góp phần nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi tình trạng tụt hậu, đuổi kịp các nước phát triển trên thế giới.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, em đã chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấungành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình để làm rõ hơn quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện mới – sự phát triển của nền kinh tế tri thức.

2. Tình hình nghiên cứu

Hiện nay, có một số công trình nghiên cứu về kinh tế tri thức cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấungành kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên những  nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức và các khía cạnh của nó chưa được nghiên cứu nhiều.
Có một số tác phẩm như: “Kinh tế tri thức – xu thế mới của xã hội thế kỷ XXI” của GS. TS. Ngô Quý Tùng, “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam” của Đỗ Hoài Nam, “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới” của Lê Duy Phong và Nguyễn Thành Độ ..v..v..

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

– Hệ thống hóa một số vấn đề chung về chuyển dịch ngành kinh tế, kinh tế tri thức, tác động của kinh tế tri thức với chuyển dịch ngành kinh tế và khái quát một số kinh nghiệm của vài nước láng giềng về chuyển dịch ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức.
– Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấungành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở nước ta và các phương hướng, giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển dịch cơ cấungành kinh tế.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Với mục đích nghiên cứu như trên, đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở phân tích một số vấn đề chung và kinh nghiệm quốc tế về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức.

5. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phân tích, diễn giải, suy luận và tổng hợp để làm rõ hơn quá trình chuyển dịch cơ cấu ngànhkinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay và đề xuất các phương hướng, giải pháp để thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành.

6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn

(i) Hệ thống hóa lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tác động của kinh tế tri thức đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
(ii) Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở nước ta.

7. Bố cục luận văn

Với lý do lựa chọn và mục đích nghiên cứu như trên, luận văn này có bố cục gồm phần mở đầu, kết luận và 3 chương:
– Chương 1: Những vấn đề chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức.
– Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay.
– Chương 3: Những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam.

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC

1.1. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ

1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế

“Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong một không gian và thời gian nhất định, trong những điều kiện xã hội cụ thể, hướng vào thực hiện các mục tiêu nhất định.” [12, tr.11].
Hệ thống kinh tế hợp thành cơ cấu kinh tế, thường được nghiên cứu theo ba phương diện, tạo thành ba loại hình cơ cấu khác nhau:
Cơ cấu thành phần kinh tế được phân chia dựa trên chế độ sở hữu. Cơ cấu thành phần kinh tế hợp lý sẽ thúc đẩy lực lượng sản suất và phân công lao động xã hội phát triển.
Cơ cấu kinh tế vùng, lãnh thổ được hình thành dựa trên việc bố trí kinh tế theo vùng địa lý. Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, xã hội riêng biệt của từng vùng để phát triển các ngành kinh tế phù hợp.

Các loại hình cơ cấu kinh tế nói trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Cơ cấu ngành và thành phần kinh tế chỉ có thể được hình thành và phát triển dựa trên phạm vi vùng lãnh thổ. Ngược lại việc xác định cơ cấu vùng, lãnh thổ hợp lý sẽ thúc đẩy phát triển các ngành và thành phần kinh tế.

1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế không bao giờ cố định, bất biến mà liên tục thay đổi để phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của từng quốc gia, ở mỗi một giai đoạn nhất định. Sự thay đổi đó còn gọi là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nền kinh tế muốn phát triển thì phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp. Sự chuyển dịch đó diễn ra nhanh hay chậm và theo chiều hướng nào tùy thuộc vào các nhân tố chủ yếu là: Quy mô của nền kinh tế, mức độ mở cửa để hội nhập của nền kinh tế với bên ngoài, lượng dân số, tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn nhân lực, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa … của từng nước.
Ngày nay, với sự bùng nổ của cách mạng khoa học kỹ thuật và xu hướng toàn cầu hóa, thế giới bước sang kỷ nguyên của kinh tế tri thức. Khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ đã làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đi theo xu hướng tỷ trọng các ngành công nghệ kỹ thuật mới tăng lên nhanh chóng và dần chiếm ưu thế, tỷ trọng các ngành truyền thống giảm dần. Các quốc gia đi đầu trong những lĩnh vực công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường sẽ giành vị trí thống trị, áp đảo trong nền kinh tế khu vực và thế giới.

TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.

Liên hệ với chúng tôi:

  • Hotline: 0926.708.666
  • Zalo: 0926.708.666.
  • Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com

Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây:

download

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *