Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
Ở TỈNH THANH HOÁ
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………..………….……………… 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
………………………………….…………………………………………………………….……………….
1.1 Cơ cấu kinh tế ………………………………………….……………………………………..….……………… 4
1.1.1 Khái niệm…………………………………………………………………………………………….………………… 4
1.1.2 Các tính chất cơ bản của một cơ cấu kinh tế ………………………….……….……….….. 5
1.2 Chuyển dịch cơcấu ngành kinh tế ………………………….……………..…………………… 8
1.3 Kinh nghiệm chuyển dịch cơcấu ngành kinh tế của một số địa
29
phương và bài học kinh nghiệm cho Thanh Hoá ……………………….…………
1.3.1 Kinh nghiệm chuyển dịch cơcấu ngành kinh tế của một số địa phương 29
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Thanh Hoá ……………..……………………….……………………. 33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở THANH HOÁ TỪ NĂM 2001 – 2007
…………….…………………………………………..
2.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của Thanh Hoá …….. 35 2.1.1 Điều kiện tự nhiên ………………..…………………..…………………………………………………………… 35 2.1.2 Điều kiện kinh tế – xã hội ………………………….………………………………………………………… 38
2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thanh Hoá từ năm
2.3 Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn
73
2001-2007 ở Thanh Hoá …………………………………………………………………………..……….
2.3.1 Những kết quả đạt được ……………………………………………………………….……………………… 73
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân………………………………………………………………………….
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở THANH HÓA TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1 Bối cảnh kinh tế mới ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu
79
ngành kinh tế ở Thanh Hoá ……………………………………………………………….……………
3.1.1 Bối cảnh quốc tế ……………………………………………………………………………………..…………….. 79
3.1.2 Bối cảnh trong nước ………………………………….………………………….…………..………………….. 81
3.1.3 Cơ hội và thách thức đối với sự chuyển dịchcơ cấu ngành kinh tế ở
85
Thanh Hoá ……………………………………………………………………………………………..…………………
3.2 Quan điểm và phương hướng chuyển dịchcơ cấu ngành kinh tế ở
86
Thanh Hoá trong thời gian tới ……………………………….…………………..…………………..
3.2.1 Quan điểm và mục tiêu chuyển dịch ………………………………….…………………………… 86
3.2.2 Phương hướng chuyển dịch cơ cấungành kinh tế …………………….…………………. 88
3.3 Các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh sự chuyển dịch cơcấu ngành kinh tế ở Thanh Hoá trong thời gian tới …………………….…………………
101
3.3.1 Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội ……………………………………..………………….…… 101
3.3.2 Vốn đầu tư ………………………………….………………..………………………………….……………………… 106
3.3.3 Khoa học kỹ thuật – công nghệ ……………………………….………………..……………………….. 113
3.3.4 Đào tạo và nâng cao chất lượng nhân lực ……………………………….………………………. 116 3.3.5 Thị trường ………………………………….……………………………….………………………..…………………. 121 3.3.6 Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội ……………………………………………………..…………………. 122 3.3.7 Cơ chế chính sách………………………………………………………………………………..………………… 123
3.3.8 Công tác lãnh đạo điều hành của chính quyền các các cấp ……………………….. 126
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………..…………… 127
Tài liệu tham khảo ………………………………………………………………..………………… 129
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
CCKT Cơ cấu kinh tế
CCNKT Cơ cấu ngành kinh tế
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DNNN Doanh nghiệp nhà nước
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
LLSX Lực lượng sản xuất
NSNN Ngân sách nhà nước
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
QHSX Quan hệ sản xuất
TPKT Thành phần kinh tế
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
WTO Tổ chức thương mại thế giới
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Thanh Hoá nằm ở khu vực Bắc miền Trung, là địa phương giàu truyền thống cách mạng, nơi được coi là “địa linh nhân kiệt”, có nhiều tiềm năng, lợi thế so sánh về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, nguồn nhân lực dồi dào … để phát triển kinh tế – xã hội. Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Thanh Hoá đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao, kinh tế tăng trưởng khá, các mặt văn hoá – xã hội có điều kiện phát triển. Tuy nhiên đến nay, khả năng khai thác một cách hiệu quả các nguồn lực để phát triển vẫn chưa tương xứng với các tiềm năng hiện có. Do vậy, Thanh Hoá vẫn là một tỉnh nghèo, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng kinh tế – kỹ thuật còn lạc hậu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành kinh tế nói riêng còn chậm, trình độ của nền kinh tế vẫn ở mức thấp và cơ bản vẫn là tỉnh nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ là chủ yếu, chưa tạo ra những ngành, vùng sản xuất hàng hoá có khối lượng lớn và chất lượng cao, chất lượng tăng trưởng, khả năng hội nhập và hiệu quả của nền kinh tế còn thấp, chưa thật sự phát huy khai thác được thế mạnh của các vùng, miền để phát triển nhanh và bền vững.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Vấn đề cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấungành kinh tế nói riêng đã có nhiều tác giả và nhiều công trình nghiên cứu được công bố, như:
– Ngô Đình Giao: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH nền kinh tế quốc dân” tập II – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Hà Nội 1994.
– Đỗ Hoài Nam: “Chuyển dịch cơấu ngành kinh tế và phát triển những ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam” Nhà xuất bản Khoa học Xã hội – Hà Nội 1996.
– Lê Du Phong – Nguyễn Thành Độ: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới” Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 1999.
– Nguyễn Trần Quế: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21” Nhà xuất bản Khoa học xã hội – Hà Nội 2004.
– Bùi Tất Thắng: “Chuyển dịch cơ cấungành kinh tế ở Việt Nam” Nhà xuất bản khoa học xã hội – Hà Nội 2006.
Nói chung, các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến nhiều nội dung quan trọng về CCKT và chuyển dịch CCNKT, các kết quả đạt được đã có tác động nhất định đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và các địa phương. Nhưng chưa có tài liệu nào tập trung nghiên cứu sự chuyển dịch CCNKT ở Thanh Hoá. Vì thế, việc nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Tỉnh Thanh Hoá thực sự là rất cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của Luận văn là trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Tỉnh Thanh Hoá từ năm 2001 – 2007, tìm ra nguyên nhân của các kết quả đã đạt được, cũng như những tồn tại, hạn chế để đề ra quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thanh Hoá trong thời gian tới.
Để đạt được mục đích trên, Luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
– Trình bày cơ sở lý luận về CCKT và chuyển dịch CCNKT.
– Phân tích thực trạng chuyển dịch CCNKT ở Thanh Hoá từ năm 2001 – 2007.
– Đề ra quan điểm, phương hướng và giải pháp tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thanh Hoá trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
– Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Tỉnh Thanh Hoá.
– Phạm vi nghiên cứu: Tác giả luận văn tiến hành thu thập số liệu, nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Tỉnh Thanh Hoá trong khoảng thời gian từ năm 2001 – 2007.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, mà chủ yếu là nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch sử, điều tra, khảo sát, thống kê, mô hình … trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ nội dung luận văn.
6. Những đóng góp mới của luận văn:
– Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận và kinh nghiệm, luận văn làm rõ tính tất yếu khách quan phải chuyển dịch CCNKT ở Thanh Hoá trong thời gian tới.
– Đánh giá kết quả chuyển dịch CCNKT ở Thanh Hoá trong những năm qua, đặc biệt là từ năm 2001 – 2007. Đồng thời, chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện chuyển dịch CCNKT.
– Đưa ra quan điểm, phương hướng và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch CCNKT ở Thanh Hoá trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương.
Chương 1: Lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Tỉnh Thanh Hoá từ 2001 – 2007
Chương 3: Quan điểm, phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới.
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
1.1 Cơ cấu kinh tế
Với sự phát triển không ngừng của LLSX đã thúc đẩy phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc hơn. Các ngành, lĩnh vực được phân chia theo tính chất sản phẩm, chuyên môn kỹ thuật. Khi các ngành, lĩnh vực kinh tế ấy được hình thành, chúng không đứng độc lập với nhau mà luôn tác động qua lại lẫn nhau, vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. Sự phân công và mối quan hệ hợp tác giữa các bộ phận cấu thành trong một hệ thống kinh tế thống nhất là tiền đề cho quá trình hình thành CCKT.
Đến nay có nhiều cách tiếp cận khác nhau về CCKT, tuỳ theo quan điểm và mục đích nghiên cứu. Song có thể tổng hợp một số cách tiếp cận cơ bản sau đây:
1.1.1 Khái niệm
Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam viết: “CCKT là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành”[23, tr.610].
Khi phân tích quá trình phân công lao động xã hội, C. Mác đã viết: “CCKT của xã hội là toàn bộ những QHSX phù hợp với tính chất và quá trình phát triển nhất định của LLSX vật chất”[1, tr.7]. Như vậy, theo quan điểm của C. Mác, CCKT có cấu trúc bao gồm: Những yếu tố gắn với LLSX (quan hệ giữa họ với tự nhiên và kỹ thuật) và các nội dung của QHSX (quan hệ giữa người với người trong quá trình tái sản xuất xã hội) hợp thành. C.Mác cũng nhấn mạnh, khi phân tích CCKT phải chú ý đến cả hai khía cạnh là chất lượng và số lượng. Theo Ông, cơ cấu là một sự phân chia về chất và một tỷ lệ về số lượng của quá trình sản xuất xã hội.
Theo cách tiếp cận hệ thống, CCKT hiểu một cách đầy đủ là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua
lại lẫn nhau trong những khoảng không gian và thời gian nhất định, được thể hiện cả về mặt định tính và định lượng, cả về mặt số lượng lẫn chất lượng, phù hợp với mục tiêu được xác định của nền kinh tế.