ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
———–———–
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở HUYỆN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành Phố Hồ Chí Minh là một địa bàn có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng trong vùng trọng điểm kinh tế phía nam và cả nước. Trong những năm gần đây tốc độ phát triển kinh tế – xă hội của Thành Phố khá cao, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Thành Phố Hố Chí Minh nói riêng đã đạt được những thành tựu quan trọng góp phần rất lớn vào sự phát triển chung của đất nước. Trong quá trình đó, Huyện Cần Giờ cũng có sự vươn lên nhất định. Là một huyện nghèo của Thành Phố có nhiều tiềm năng về kinh tế biển, kinh tế rừng, kinh tế du lịch… nhưng chưa được khai thác hợp lý, dẫn tới đời sống kinh tế – xã hội, văn hoá của nhân dân còn rất nhghèo nàn và lạc hậu, khoảng cách tụt hậu so với Thành Phố nói chung và các huyện ngoại thành nói riêng là rất lớn. Điều đó đang đặt ra những thách thức lớn đối với sự phát triển của Thành Phố và huyện Cần Giờ.
Để thực hiện quan điểm Thành Phố Hồ Chí Minh đi đầu về sớm trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi Thành Phố phải phát triển nhanh, mạnh hơn nữa, trong đó công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở các huyện ngoại thành là nhiệm vụ kinh tế đặc biệt quan trọng và cần được ưu tiên.
Xây dựng một cơ cấu kinh tế hiện đại là yêu cầu tất yếu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhằm phát huy tiềm năng, nguồn lực của mọi vùng, mọi miền, mọi ngành và mọi thành phần kinh tế để đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội bền vững. Đối với từng vùng, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế như thế nào? Là tuỳ thuộc điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng của vùng đó. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế so sánh của vùng để đảm bảo cho kinh tế của vùng có thể phát triển nhanh và bền vững.
Để rút ngắn chênh lệch về sự phát triển so với Thành Phố nói chung, các Huyện ngoại thành khác của Thành Phố nói riêng đòi hỏi huyên Cần Gìơ cần phải đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải phóng được mọi nguồn lực, phát huy được lợi thế để phát triển kinh tế của Huyện. Vì vậy, việc nghiên cứu tổng kết thực tiễn, giải đáp vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Cần Giờ là cần thiết cấp bách, đó chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Cần Giờ Thành Phố Hồ Chí Minh, theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từ lâu đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của nhiều nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách kinh tế. Đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài được công bố trong các cuộc hội thảo khoa học, các tạp chí , báo chí trung ương và Thành Phố Hồ Chí Minh, cũng như trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước và địa phương. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Cần Giờ Thành Phố Hồ Chí Minh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì cho tới nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến một cách có hệ thống, trực tiếp và toàn diện.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Trên cơ sở đó phân tích thực trạng, đề xuất quan điểm, phương hướng, giải pháp để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Cần Giờ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nhiệm vụ:
– Phân tích làm rõ phạm trù cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự cần thiết khách quan, yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
– Phân tích đặc điểm kinh tế – xã hội, thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Cần Giờ trong những năm qua, thành tựu, hạn chế, những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết trong thời gian tới.
– Đề xuất một số quan điểm, phương hướng và giải pháp để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Cần Giờ.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin; Đường lối quan điểm của Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Mặt khác luận văn dựa vào lý luận lợi thế so sánh của kinh tế học thị trường.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp biện chứng duy vật và duy vật lịch sử Mác-Lênin, đồng thời kết hợp phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị và các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: Phân tích, tổng hợp, thống kê, khảo sát thực tế, so sánh, phương pháp chuyên gia…
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về không gian: Lấy địa bàn huyện Cần Gìơ để nghiên cứu là chính trong chỉnh thể không gian các Huyện ngoại thành và Thành Phố Hồ Chí Minh.
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu từ khi Thành phố quyết định thành lập một số Quận mới và thực trạng của huyện Cần Gìơ từ 10 năm trở lại đây.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Luận văn góp phần làm rõ thêm tính tất yếu khách quan và đòi hỏi chủ quan phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Cần Giờ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Luận văn có thể là tài liệu tham khảo trong hoạch định chính sách, giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Cần Giờ.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục kèm theo, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chương 2: Đặc điểm kinh tế – xã hội và thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở huyện Cần Giờ.
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.1.1 Các quan niệm khác nhau về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thực tiễn lịch sử đã chỉ rõ rằng để thủ tiêu tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khai thác tối ưu các nguồn lực và lợi thế, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng nhanh và ổn định, giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội bức bách, mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương đều tất yếu phải trải qua quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa mà một trong những nội dung quan trọng của nó là phải xác định được một cơ cấu kinh tế hợp lý thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu tiến bộ.
Trên thực tế vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về phạm trù cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế – có thể nêu tóm tắt một số quan niệm chính sau đây:
Có quan niệm cho rằng: Cơ cấu kinh tế là tổng hữu cơ các mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố và trong từng yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong điều kiện kinh tế-xã hội cụ thể với những giai đoạn phát triển nhất định.
Ở một khía cạnh khác có người lại quan niệm: Cơ cấu kinh tế là cấu trúc bên trong của quá trình tái sản xuất mở rộng của nền kinh tế quốc dân, là tổng thể những mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành của nền kinh tế: Các lĩnh vực sản xuất, phân phối, tiêu dùng; các ngành kinh tế quốc dân; các thành phần kinh tế; các vùng kinh tế.
TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.
Liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 0926.708.666
- Zalo: 0926.708.666.
- Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com
Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây: