ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Hà Nội – 2018
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG ii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ iii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 7
1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài 7
1.1.2. Nghiên cứu trong nước 9
1.2. Một số khái niệm cơ bản 13
1.2.1. Khái niệm đào tạo 13
1.2.2. Đào tạo giảng viên 14
1.3. Các phương pháp đào tạo giảng viên 17
1.3.1. Đào tạo trong công việc 17
1.3.2. Đào tạo ngoài công việc 19
1.4. Nội dung đào tạo giảng viên 21
1.4.1. Đánh giá hiện trạng và xác định nhu cầu đào tạo giảng viên 22
1.4.3. Lãnh đạo và Tổ chức thực hiện 33
1.4.4. Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo 36
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo giảng viên 36
1.5.1. Nhân tố bên trong 36
1.5.2. Nhân tố bên ngoài 37
Tiểu kết chương 1 41
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1. Thiết kế quy trình nghiên cứu 42
2.2. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu và nguồn thu thập thông tin 43
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 43
2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 43
2.3. Phương pháp xử lý số liệu 44
2.3.1. Phương pháp thống kê 44
2.3.2. Phương pháp phân tích 45
2.3.3. Phương pháp so sánh 45
2.3.4. Phương pháp tổng hợp 45
Tiểu kết chương 2 46
Chương 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2012 – 2017 47
3.1. Một số đặc điểm của trường Cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp Thái Nguyên ảnh hưởng đến công tác đào tạo giảng viên 47
3.1.1. Giới thiệu khái quát về trường Cao đẳng Công nghệ và kinh tế công nghiệp Thái Nguyên 47
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của nhà trường 53
3.1.3. Quy mô và ngành nghề đào tạo 55
3.1.4. Những cơ hội và thách thức của Nhà trường 57
3.2. Đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp58
3.2.2. Quy mô và cơ cấu đội ngũ giảng viên 59
3.2.2. Năng lực của đội ngũ giảng viên 62
3.3. Đào tạo giảng viên giai đoạn 2012 – 2017 63
3.3.1. Đánh giá hiện trạng và Xác định nhu cầu đào tạo 63
3.3.2. Lập kế hoạch đào tạo 71
3.3.3. Lãnh đạo và tổ chức thực hiện đào tạo 77
3.3.4. Đánh giá chương tình và kết quả đào tạo 83
Tiểu kết chương 3 100
Chương 4. NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2023 101
4.1. Mục tiêu phát triển của Trường Cao đẳng Công nghệ và kinh tế công nghiệp giai đoạn 2012 – 2017 đến năm 2023 101
4.2. Quan điểm và định hướng đào tạo giảng viên 102
4.2.1. Quan điểm đào tạo 102
4.2.2. Định hướng đào tạo 102
4.3. Một số giải pháp hoàn thiện đào tạo giảng viên của trường đến năm 2023 103
4.3.1. Thực hiện việc phân tích công việc và Cải tiến đánh giá thực hiện công việc của giảng viên 103
4.3.2. Cải tiến quy trình xác định nhu cầu, mục tiêu đào tạo 105
4.3.3. Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, phù hợp với thực tiễn 106
4.3.4. Tăng cường năng lực chuyên môn về quản lý nhân lực cho Phòng Tổ chức – Hành chính 107
4.3.5. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích giảng viên tự đào tạo 107
Tiểu kết chương 4 110
KẾT LUẬN 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA
1 CĐ & ĐH Cao đẳng & Đại học
2 CĐCN&KTCN Cao đẳng Công nghệ và kinh tế công nghiệp
3 CNH/HĐH Công nghiệp hóa/ Hiện đại hóa
4 GD – ĐT Giáo dục – Đào tạo
5 KH & CN Khoa học và Công nghệ
6 NCCM Nhu cầu chuyên môn
7 NCNN Nhu cầu ngoại ngữ
8 NCS Nghiên cứu sinh
9 NCSP Nhu cầu sư phạm
10 NCTH Nhu cầu tin học
11 NNL Nguồn nhân lực
12 QTKD Quản trị kinh doanh
13 UBND Ủy ban nhân dân
DANH MỤC BẢNG
STT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 1.2 Mô hình phân tích nhu cầu đào tạo 23
3 Bảng 1.2 Quy trình nghiên cứu 43
4 Bảng 3.1 Kết quả thi đua khen thưởng các tập thể, cá nhân cán bộ viên chức giai đoạn 2013 – 2017 49
5 Bảng 3.2 Quy mô và ngành nghề đào tạo 56
6 Bảng 3.3 Thống kê mô tả tuổi đời giảng viên 60
7 Bảng 3.4 Thống kê mô tả cơ cấu giới của đội ngũ giảng viên 60
8 Bảng 3.5 Tổng hợp trình độ chuyên môn của giảng viên toàn Trường 61
9 Bảng 3.6 Nhu cầu về đào tạo giảng viên 67
10
Bảng 3.7 Mối quan hệ giữa mức độ đáp ứng yêu cầu giảng dạy với nhu cầu đào tạo các lĩnh vực của giảng viên
69
11 Bảng 3.8 Mục tiêu của những khóa đào tạo mà nhà trường tổ chức 72
12 Bảng 3.9 Kinh phí dành cho đào tạo và phát triển giảng viên 75
13 Bảng 3.10 Các lớp đào tạo ngoài chuyên môn giai đoạn 2015 – 2017 81
14 Bảng 3.11 Xu hướng thay đổi học vị trường CĐ CN&KTCN 82
15 Bảng 3.12 Những mục tiêu đã đạt được qua quá trình đào tạo 87
16 Bảng 3.13 Những hữu ích từ bằng cấp, chứng nhận được do đào tạo 90
17 Bảng 4.1 Mẫu phiếu xác định nhu cầu đào tạo 105
18 Bảng 4.2 Tình trạng tự đào tạo các lĩnh vực của giảng viên 107
19 Bảng 4.3 So sánh kết quả giữa đào tạo tự phí và do nhà trường đào tạo 108
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
STT Hình,
Biểu đồ, sơ đồ
Nội dung
Trang
1. Sơ đồ 1.1 Nội dung đào tạo giảng viên 22
1 Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức trường Cao đẳng CN &KTCN 51
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ được đào tạo chung 80
2 Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ được đào tạo chung qua khảo sát 83
3 Biểu đồ 3.3 Mức độ được cung cấp thông tin về đào tạo giảng viên 84
4
Biểu đồ 3.4 Mức độ phù hợp của những kiến thức, kỹ năng chuyên môn được đào tạo đối với giảng dạy
85
5
Biểu đồ 3.5 Mức độ phù hợp của những kiến thức, kỹ năng ngoài chuyên môn được đào tạo đối với giảng dạy
86
6
Biểu đồ 3.6 Mức độ đáp ứng yêu cầu của công tác đào tạo đội ngũ giảng viên
88
7 Biểu đồ 3.7 Mức độ hài lòng với công việc sau khi được đào tạo 89
Bảng 1.1. Mô hình phân tích nhu cầu đào tạo giảng viên 23
Bảng 2.1. Quy trình nghiên cứu 43
Bảng 3.1. Kết quả thi đua khen thưởng các tập thể, cá nhân cán bộ viên chức giai đoạn 2013 – 2017 49
Bảng 3.2. Quy mô và ngành nghề đào tạo 56
Bảng 3.3. Thống kê mô tả tuổi đời giảng viên 60
Bảng 3.4. Thống kê mô tả cơ cấu giới của đội ngũ giảng viên .. 60 Bảng 3.5. Tổng hợp trình độ chuyên môn của giảng viên toàn Trường 61
Bảng 3.6. Nhu cầu về đào tạo giảng viên 67
Bảng 3.7. Mối quan hệ giữa mức độ đáp ứng yêu cầu giảng dạy với nhu cầu đào tạo các lĩnh vực của giảng viên 69
Bảng 3.8. Mục tiêu của những khóa đào tạo mà nhà trường tổ chức 72
Bảng 3.9. Kinh phí dành cho đào tạo và phát triển giảng viên. 75 Bảng 3.10. Các lớp đào tạo ngoài chuyên môn giai đoạn 2015 – 2017 81
Bảng 3.11. Xu hướng thay đổi học vị trường CĐ CN&KTCN. 82 Bảng 3.12. Những mục tiêu đã đạt được qua quá trình đào tạo
…………………………………………………………………………………………… 87
Bảng 3.13. Những hữu ích từ bằng cấp, chứng nhận được do đào tạo 90
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, ở nước ta sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trong giáo dục đào tạo (vì NNL GD – ĐT là cái quyết định chất lượng nguồn nhân lực chung của đất nước), đòi hỏi một đội ngũ lao động trí tuệ có trình độ quản lý, chuyên môn và kỹ thuật cao, có ý thức kỷ luật, lòng yêu nước, có thể lực, để có thể đảm đương nhiệm vụ GD – ĐT, cung cấp nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
Chiến lược phát triển đất nước khi bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa không thể thực hiện được nếu không chú ý đúng mức đến xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục ở cơ sở. Muốn phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo thì một trong những nhiện vụ quan trọng hàng đầu là nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Nghị quyết đại hội Đảng X Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh nhiệm vụ của giáo dục đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nhiệp hóa, hiện đại hóa: “ Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh”; thực hiện “chuẩn hóa”, “hiện đại hóa”, “xã hội hóa” ”. Để thực hiện nhiệm vụ này, kết luận của Hội nghị VI Ban chấp hành trung ương khóa IX “về tiếp tục thực hiện nghị quyết trung ương II khóa VIII, phương hướng phát triển giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ từ nay đến 2005 và 2010” đã nhấn mạnh: “ Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, trước hết là nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, thực hiện giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục tư tưởng, chính trị, nhân cách, đạo đức, lối sống cho người học”. Chăm lo xây dựng đội
ngũ giáo viên và các nhà quản lý giáo dục, tạo động lực cho người dạy và người học. Bởi vì đội ngũ nhà giáo là nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục. Cần nâng cao chất lượng toàn diện của đội ngũ nhà giáo, nâng cao địa vị kinh tế – xã hội của giáo viên, thực hiện tiêu chuẩn hóa giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, loại bỏ những yếu kém về phẩm chất đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ ra khỏi hệ thống giáo dục là yêu cầu khách quan để giáo dục phát triển.
Đề cập đến vai trò của đội ngũ giảng viên, Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII đã xác định: ”Giảng viên là nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh, chăm lo xây dựng đội ngũ giảng viên sẽ tạo sự chuyển biến về chất lượng giáo dục, đáp ứng những yêu cầu mới của đất nước”.
Chỉ thị số 40/CT – TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban bí thư trung ương Đảng về việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và quản lý giáo dục đã chỉ rõ: “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đầu tư rất nhiều cho giáo dục và đào tạo, do vậy chất lượng và hiệu quả giáo dục hiện nay đã có bước phát triển đáng kể. Có được điều này là nhờ vào chất lượng giảng dạy ở các loại hình trường lớp đã có bước phát triển rõ rệt. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì giáo dục vẫn còn nhiều tồn tại yếu kém về chất lượng làm cho cả xã hội quan tâm. Lịch sử của ngành giáo dục đã
cho thấy: nơi nào có đội ngũ thầy cô giáo tốt thì nơi đó có chất lượng giáo dục tốt và ngược lại. Được sự quan tâm đầu tư của Bộ Công Thương và ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Trường Cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc thực hiện sứ mệnh, nhiệm vụ được giao, khẳng định được chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho tỉnh Thái Nguyên và một số tỉnh khác. Tuy nhiên trước sự phát triển của giáo dục hiện nay và tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Thái Nguyên nói chung và thị xã Phổ Yên nói riêng đang diễn ra mạnh mẽ, sự chuyển hướng lựa chọn ngành nghề của sinh viên: Ưu tiên học nghề và đào tại ngắn hạn đặc biệt tập trung vào các ngành nghề mà xã hội đang có nhu cầu lớn, sự cạnh tranh khốc liệt trong tuyển sinh và đặc thù đào tạo của nhà trường thì hiện nay đội ngũ giảng viên của nhà trường còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu buộc nhà trường phải có giải pháp hoàn thiện đào tạo giảng viên cho phù hợp, một số bất cập còn tồn tại như:
– Số lượng giảng viên không thiếu, nhưng chưa đáp ứng tương xứng với sự tăng trưởng quy mô đào tạo của nhà trường.
– Trình độ giảng viên không đồng đều và nhìn chung còn thấp, khả năng nghiên cứu khoa học, khả năng tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên vẫn còn nhiều hạn chế.
– Cơ cấu đội ngũ giảng viên chưa đồng bộ, nhiều khoa và bộ môn lực lượng giảng viên còn mỏng.
Chính sự cấp thiết cũng như bất cập trên đã thúc đẩy tác giả lựa chọn đề tài: “Đào tạo giảng viên tại trường Cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp Thái Nguyên”
Với mong muốn góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên nhà trường, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế tri thức.
2. Câu hỏi nghiên cứu
– Nội dung và yêu cầu của đào tạo giảng viên trong trường Cao Đẳng là gì?
– Thực trạng đào tạo giảng viên của trường Cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp Thái Nguyên như thế nào?
– Giải pháp nào để hoàn thiện hoạt động đào tạo giảng viên đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới giai đoạn 2018 – 2023.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
a. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đào tạo giảng viên của trường Cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp Thái Nguyên, luận văn đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hoạt động đào tạo giảng viên tại Trường .
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về đào tạo giảng viên Cao đẳng.
– Phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo giảng viên giảng dạy trong trường Cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp Thái Nguyên, rút ra ưu, nhược điểm và nguyên nhân hạn chế hiệu quả của hoạt động này.
– Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động đào tạo giảng viên của Trường.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là đào tạo giảng viên trong trường cao đẳng
b. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu trong phạm vi đội ngũ giảng viên cơ hữu tại trường Cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp Thái Nguyên
+ Về thời gian: Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu, đánh giá hiện trạng được thu thập trong giai đoạn 2012 – 2017, các giải pháp và phương hướng đề xuất cho giai đoạn 2018 – 2023.
+ Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về đào tạo giảng viên trong khuôn khổ tập trung vào các hoạt động nhằm nâng cao năng lực giảng viên trong trường Cao đẳng.
5. Phương pháp nghiên cứu
*Nguồn thông tin
– Dữ liệu thứ cấp: Các văn bản liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giảng viên; báo cáo tổng kết năm học từ năm 2014 đến năm 2017; báo cáo của Đại hội công nhân viên chức; bản đánh giá công việc, nhận xét, khen thưởng của từng giảng viên trong nhà trường.
– Dữ liệu sơ cấp: Khảo sát bằng bảng hỏi
* Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp phân tích thống kê số liệu: Các số liệu được cung cấp bởi nguồn thông tin sơ cấp sẽ được thống kê và phân tích. Công cụ để phân tích tính số liệu là Excel.
– Phương pháp so sánh tổng hợp: So sánh số liệu được cung cấp bởi nguồn thông tin thứ cấp để thấy được sự đánh giá về số lượng chất lượng, quy mô giảng viên.
– Phương pháp điều tra xã hội học: Phát phiếu điều tra 135 giảng viên của nhà trường thông qua bảng hỏi do tác giả xây dựng.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về đào tạo giảng viên trong trường cao đẳng
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng đào tạo giảng viên tại trường Cao đẳng Công nghệ và kinh tế công nghiệp Thái nguyên giai đoạn 2012 – 2017
Chương 4: Những giải pháp hoàn thiện đào tạo giảng viên của trường Cao đẳng Công nghệ và kinh tế công nghiệp Thái nguyên đến năm 2023.
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
“Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”. Với vị trí và vai trò quan trọng của mình, đội ngũ nhà giáo phải được thừa hưởng tất cả những ưu tiên của quốc gia về phát triển nguồn nhân lực và đòi hỏi phải được nghiên cứu đổi mới theo những thay đổi của nền giáo dục.
Cho đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều đề tài luận văn nhấn mạnh vai trò của giảng viên và sự cần thiết cấp bách trong việc nâng cao chất lượng giảng viên.
1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài
Beibit Ibrayev,Trường cao đẳng kỹ thuật năng lượng Mangystau, thành phố Aktau, Cộng hòa Kazskhstan “leture’s Image in Students’ Opinion As college lecturer’s Image Component” (Hình ảnh của giảng viên dựa trên quan điểm sinh viên). Theo Barinov (2006) đề cập, “để tương tác thành công, rất cần thiết cho các giáo viên là lựa chọn hành vi phù hợp – những kỹ thuật hình ảnh tương ứng và chiến lược hình ảnh. Chiến lược hình ảnh là việc xác định việc quản lý hành vi để hình thành hình ảnh tổng hợp. Sự thiết lập chiến thuật hình ảnh là việc trao đổi hình ảnh và các phương tiện đa dạng không lời và nhóm hình ảnh và hình thành ấn tượng tương ứng, trong đó người xây dựng hình ảnh được chú ý”.
TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.
Liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 0926.708.666
- Zalo: 0926.708.666.
- Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com
Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây: