ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN BÁN HÀNG GẮN VỚI VĂN MINH THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI MÊ LINH

ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
———————

 

ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN BÁN HÀNG GẮN VỚI VĂN MINH THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI MÊ LINH

 

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

 

HÀ NỘI – 2010

 

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT……………………. i
DANH MỤC BẢNG, BIỂU……………………………………………….……ii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ………………………………………iii MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN BÁN HÀNG GẮN VỚI VĂN MINH THƯƠNG MẠI TẠI SIÊU THỊ 8

1.1. Nhân viên bán hàng tại siêu thị 8
1.1.1. Khái niệm nhân viên bán hàng tại siêu thị 8
1.1.2. Văn minh thương mại và tiêu chuẩn nhân viên bán hàng tại siêu thị gắn với văn minh thương mại 9
1.1.3. Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của nhân viên bán hàng trong siêu thị gắn với văn minh thương mại 15
1.2. Đào tạo nhân viên bán hàng của siêu thị gắn với văn minh thương mại 16
1.2.1. Khái niệm và vai trò của đào tạo nhân viên bán hàng của siêu thị 16
1.2.2. Tầm quan trọng đào tạo nhân viên bán hàng của siêu thị 18
1.2.3 Quy trình và nội dung đào tạo nhân viên bán hàng của siêu thị gắn với văn minh thương mại 19
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nhân viên bán hàng gắn với văn minh thương mại của các siêu thị 29
1.3.1. Nhân tố bên trong siêu thị 29
1.3.2. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 30

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN BÁN HÀNG GẮN VỚI VĂN MINH THƯƠNG MẠI 32
TẠI SIÊU THỊ MÊ LINH PLAZA (CÔNG TY CỔ PHẦN  PHÂN PHỐI MÊ LINH) 32

2.1. Giới thiệu chung và tình hình nhân sự của Siêu thị 32
2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển 32
2.1.2. Cơ cấu tổ chức 32
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây. 35
Chỉ tiêu 35
2.1.4. Phân tích tình hình nhân sự của công ty Cổ phần phân phối Mê Linh( Siêu thị Mê Linh Plaza) 36
2.2. Thực trạng đội ngũ NVBH 38
2.2.1. Kết cấu NVBH 38
2.2.2. Đánh giá tổng quát về chất lượng nhân viên bán hàng của công ty. 39
2.2.3. Đánh giá tổng quát các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo NVBH gắn với văn minh thương mại của siêu thị 42
2.3. Kết quả điều tra, phỏng vấn về công tác đào tạo NVBH tại siêu thị Mê Linh Plaza (Công ty Cổ phần phân phối Mê Linh) 44
2.3.1. Kết quả điều tra về công tác đào tạo NVBH tại siêu thị 44
2.3.2. Kết quả phỏng vấn về công tác đào tạo NVBH 49
2.4. Phân tích công tác đào tạo nhân viên bán hàng của Siêu thị Mê Linh Plaza (2007-2009) 50
2.4.1 , Công tác xác định nhu cầu đào tạo nhân viên bán hàng tại siêu thị 50
2.4.2 , Xây dựng chương trình đào tạo nhân viên bán hàng gắn với văn minh thương mại tại siêu thị 52
2.4.3. Xác lập ngân sách đào tạo và xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên bán hàng tại siêu thị 53
2.4.4. Công tác tổ chức, kiểm soát đào tạo nhân viên bán hàng tại siêu thị 55
2.4.5. Phương pháp đào tạo nhân viên bán hàng gắn với văn minh thương mại của siêu
thị 57
2.4.6. Nội dung, hình thức đào tạo nhân viên bán hàng gắn với văn minh thương mại
của siêu thị 57
2.4.7. Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo nhân viên bán hàng của Siêu thị 58
2.5. Một số kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 59
2.5.1. Một số kết luận 59
2.5.2. Ưu điểm và hạn chế trong công tác đào tạo nhân viên bán hàng của siêu thị Mê Linh Plaza 60
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế 62

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN BÁN HÀNG GẮN VỚI VĂN MINH THƯƠNG MẠI TẠI SIÊU THỊ MÊ LINH (CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI MÊ LINH) 64

3.1. Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo NVBH gắn với văn minh thương mại tại Siêu thị Mê Linh 64
3.1.1. Định hướng phát triển của công ty trong những năm tiếp theo 64
3.1.2. Định hướng đào tạo nhân viên bán hàng gắn với văn minh thương mại của công
ty trong thời gian tới 65
3.2. Giải pháp hoàn thiện đào tạo NVBH gắn với văn minh thương mại
tại Siêu thị Mê Linh 66
3.2.1. Giải pháp về tăng cường đánh giá nhân viên bán hàng. 66
3.2.2. Giải pháp về tăng cường kiểm soát và đánh giá hiệu quả trong và ngay sau đào tạo. 68
3.2.3. Giải pháp về xác định nhu cầu và xác lập mục tiêu theo đối tượng đào tạo. 69
3.2.4. Giải pháp về nội dung và phương pháp đào tạo. 72
3.2.5. Giải pháp về sử dụng kết quả đào tạo. 74
3.2.6. Đề xuất về xây dựng chương trình đào tạo năm 2010. 75
3.2.7. Một số đề xuất khác 79
KẾT LUẬN 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

PHỤ LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

 

CB Cán bộ
DN Doanh nghiệp
KD Kinh doanh
KH Khách hàng
NVBH Nhân viên bán hàng
NV Nhân viên
NXB Nhà xuất bản
QTNL Quản trị nhân lực

 

DANH MỤC BẢNG

 

Bảng 1.1: Tiêu chuẩn đối với nhân viên bán hàng gắn với văn minh thương mại 10
Bảng 1.2: Tiêu chuẩn đối với nhân viên bán hàng siêu thị gắn với văn minh thương mại 11
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của công ty 2006-2008 31
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động về trình độ học vấn 33
Bảng 2.3: Cơ cấu NVBH về trình độ học vấn 35
Bảng 2.4: Năng suất lao động bình quân NVBH 2007-2009 36
Bảng 2.5: Kết quả thống kê về phương pháp đào tạo 40
Bảng 2.6: Kết quả thống kê về tình hình thực hiện các quy trình đào tạo 41
Bảng 2.7: Kết quả thống kê về nội dung kiến thức đào tạo 41
Bảng 2.8: Kết quả thống kê về nội dung kĩ năng đào tạo 43
Bảng 2.9: Chương trình đào tạo năm 2007 – 2009 48
Bảng 2.10: So sánh giữa ngân sách đào tạo và quỹ lương của công ty 49
Bảng 3.1: Chương trình đào tạo NVBH năm 2009 theo nội dung đào tạo 70
Biểu 2.1: Kết quả kinh doanh của công ty 2007-2009 31
Biểu 2.2: Cơ cấu lao động theo giới tính 32
Biểu 2.3: Cơ cấu NVBH theo giới tính 34
Biểu 2.4: Cơ cấu NVBH về trình độ học vấn 35
Biểu 2.5: Năng suất lao động bình quân NVBH 2006-2008 36
Biểu 2.6: So sánh quỹ lương, NSLĐ bình quân và ngân sách đào tạo NVBH 50

 

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

 

Trang

Hình 1.1: Quy trình xác định nhu cầu đào tạo nhân viên bán hàng 16
Hình 1.2: Các tiêu chí đánh giá đào tạo 23
Hình 1.3: Sử dụng các kết quả đào tạo 24
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty Cổ phần phân phối Mê Linh 30
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình xác định nhu cầu đào tạo NVBH tại công ty 46
Hình 2.3: Sơ đồ quy trình tổ chức đào tạo tại công ty 51
Hình 3.1: Quy trình xác định nhu cầu đào tạo NVBH đề xuất tại công ty 64

 

MỞ ĐẦU

 

1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài.

Đề tài đáp ứng một số vấn đề cấp thiết đối với xã hội và với Công ty cổ phần phân phối Mê linh (MeLinh Plaza).
Trên phương diện xã hội, đề tài đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng về cả về số lượng và chất lượng nhân viên bán hàng tại các siêu thị.
Về số lượng, cùng với sự gia tăng tỷ trọng bán lẻ qua siêu thị đang ngày càng gia tăng. Theo báo cáo tại quy hoạch phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại của Bộ Công Thương, hiện kênh phân phối bán lẻ hiện đại đang chiếm khoảng 20% doanh số bán lẻ. Tỷ trọng này ước tính sẽ đạt trên 50% vào 2020. Hiện cả nước hiện có khoảng 600 siêu thị. Con số này ngày càng gia tăng bởi Việt Nam đang được coi là thị trường có tốc độ tăng trưởng thương mại bán lẻ thuộc nhóm cao nhất thế giới. Do vậy, nhu cầu về nhân viên bán hàng tại các siêu thị ngày càng gia tăng.
Về chất lượng, đề tài đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nhân viên bán hàng của các siêu thị trong bối cảnh chất lượng cung ứng từ thị trường lao động chưa cao. Chúng ta đều biết để phát triển hệ thống siêu thị, chất lượng đội ngũ nhân viên bán hàng đóng vai trò then chốt. Trong khi đó các siêu thị chưa thực sự chú trọng đến công tác này. So với các loại hình bán lẻ khác, siêu thị luôn đòi hỏi chất lượng nhân viên bán hàng ở mức độ cao. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực siêu thị đang gặp thách thức lớn về chất lượng và số lượng nhân viên bán hàng. Theo thống kê của Hội siêu thị Hà Nội, hiện nhân viên bán hàng phục vụ trong hệ thống bán lẻ Việt Nam thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu khả năng sử dụng ngoại ngữ, chậm thay đổi tư duy với môi trường mới. Đội ngũ nhân viên bán hàng có trình độ cao hiện mới chỉ có từ 4-5%. Hầu hết các siêu thị đang phải tự đào tạo. Hơn thế nữa, nhiều siêuthị chỉ dừng ở mô hình vừa và nhỏ, vốn và kinh nghiệm còn hạn chế nên chưa chú trọng tới việc đào tạo viên bán hàng một cách bài bản. Nhiều doanh nghiệp vẫn còn có quan điểm nhân viên bán hàng là lao động phổ thông dễ tìm, dễ tuyển nên không chú trọng đào tạo và phát triển đội ngũ này.
Với Công ty cổ phần phân phối Mê Linh, đào tạo nhân viên bán hàng đang là bài toán quan trọng cần được quan tâm.
Nghiên cứu tại Công ty Cổ phần phân phối Mê Linh, một doanh nghiệp hoạt động thương mại thuần túy cho thấy: hoạt động chủ yếu của công ty là bán và phân phối vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất. Chính vì vậy, công tác bán hàng và tiêu thụ sản phẩm luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại công ty. Trong quá trình kinh doanh, đội ngũ NVBH của công ty là những người trực tiếp thực hiện công tác bán hàng và tiêu thụ sản phẩm nên họ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Để sở hữu một đội ngũ NVBH năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn, hơn ai khác công ty hiểu được tính thiết yếu của công tác đào tạo NVBH. Hiện nay, tổng số NVBH của công ty là 87 người với năng suất lao động bình quân năm 2009 là 603,485 triệu đồng/người/năm. Đây thực sự là một con số chưa phải là cao so với khả năng của công ty. Hơn nữa, có trên 85% ý kiến tổng hợp từ khảo sát sơ bộ của phòng nhân sự cho rằng nâng cao hiệu quả phân phối, bán lẻ và đào tạo, bồi dưỡng nhân sự trong công ty là những vấn đề cấp thiết đặt ra cần giải quyết.
Qua thực tế khảo sát tại công ty, tác giả nhận thấy rằng đề tài đáp ứng ba yêu cầu cơ bản trong quản lý là:
+ Do đặc thù địa lý, chất lượng nhân viên bán hàng đóng vai trò then chốt trong nâng cao chất lượng dịch vụ để tạo sự khác biệt, qua đó nâng cao năng lực thu hút khách hàng của Trung tâm thương mại Mê Linh Plaza. + Do đặc thù địa lý nằm xa trung tâm thành phố, Công ty có nhiều khó khăn trong thu hút nhân lực có chất lượng. Chính sách thu hút nhân viên bán hàng từ các siêu thị khác là không khả thi. Công ty cần ưu tiên chính sách đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhân viên bán hàng, ưu tiên các nhân viên bán hàng đến từ các khu vực dân cư cận kề.
+ Thời gian qua công ty gặp nhiều khó khăn trong xác định đúng nhu cầu đào tạo, phương pháp và nội dung đào tạo. Công tác đào tạo nhân viên bán hàng chưa nhấn mạnh vào đào tạo nội bộ, xây dựng giảng viên và giáo trình nội bộ. Hơn nữa, hiệu quả đào tạo cũng chưa được đánh giá rõ ràng.
Từ những lý do khoa học và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài “Đào tạo nhân viên bán hàng gắn với văn minh thương mại tại công ty Cổ phần phân phối Mê Linh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.

2. Thực trạng công tác nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài

Theo khảo sát của tác giả, hiện chưa có công trình nghiên cứu trình độ thạc sỹ nào về đề tài này tại Công ty cổ phần phân phối Mê Linh. Tuy nhiên, có một số công trình nghiên cứu có liên quan. Một số công trình nghiên cứu có đề cập đến những hạn chế về chất lượng và thiếu về số lượng nhân viên bán hàng tại các siêu thị nước ta.
Cụ thể, đề tài “Giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hoá Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của PGS.TS. Lê Trịnh Minh Châu, Viện Nghiên cứu Thương mại, tập trung nghiên cứu mô hình phát triển mạng lưới siêu thị và trung tâm thương mại của nước ta, trong đó có đề cập đến một số khó khăn của các siêu thị về nhân lực nói chung và nhân lực bán hàng nói riêng.
Tiếp theo, đề tài “Một số giải pháp phát triển hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội” của PGS.TS. Trần Hùng, Trường Đại học Thương mại, tập trung giải quyết các vấn đề cơ sở lý luận về phân phối siêu thị và đưa ra giải pháp phát triển mạng lưới siêu thị Hà Nội, trong đó có đề cập đến giải pháp về nhân viên bán hàng tại các siêu thị. Tuy nhiên, các vấn đề và giải pháp mới dừng lại ở nêu vấn đề do đây không phải là mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài.
Đề tài “ Hoàn thiện đánh giá cán bộ tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Hà Nội” của tiến sỹ Lê Quân, Trường Đại học Thương mại, tập trung vào đánh giá cán bộ quản lý, trong đó có nghiên cứu tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội. Đề tài cung cấp thông tin khá chi tiết về công tác đánh giá như tiêu chuẩn, quy trình đánh giá, phương pháp đánh giá… Đề tài là tài liệu tham khảo tốt phục vụ nghiên cứu và đề xuất giải pháp đánh giá nhằm nâng cao chất lượng nhân viên bán hàng.
Với các nghiên cứu ngoài nước, có rất nhiều xuất bản về nhân viên bán hàng. Các xuất bản này tập trung vào công tác quản trị nguồn nhân lực bán hàng trong các siêu thị như phân tích công việc, tuyển dụng, đánh giá, đào tạo, tạo động lực. Một số tác giả như Comer J., Gatehouse D. phân tích trên góc độ lý thuyết tiêu chuẩn nhân viên bán hàng nói chung và các biện pháp nâng cao chất lượng nhân viên bán hàng như tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo, phát triển và tạo động lực.
Tóm lại, đề tài “Đào tạo nhân viên bán hàng gắn với văn minh thương mại tại công ty Cổ phần phân phối Mê Linh” là đề tài mới.

3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

a. Mục tiêu
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu và đánh giá xác thực hiện trạng đào tạo NVBH gắn với văn minh thương mại tại công ty Cổ phần phân phối Mê Linh, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo NVBH gắn với văn minh thương mại tại công ty Cổ phần phân phối Mê Linh.

b. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục tiêu trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ sau đây:
– Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận công tác đào tạo NVBH tại các siêu thị.
– Phân tích thực trạng, báo cáo kết quả điều tra, đánh giá tổng quan công tác đào tạo NVBH gắn với văn minh thương mại tại công ty Cổ phần phân phối Mê Linh.
– Làm rõ căn cứ và nôi dung các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo NVBH gắn với văn minh thương mại tại công ty Cổ phần phân phối Mê Linh( đề xuất, dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết vấn đề).

4. Phạm vi nghiên cứu.

– Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo NVBH gắc với văn minh thương mại tại Siêu thị nội thất Mê Linh Plaza của Công ty Cổ phần phân phối Mê Linh.
– Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo NVBH gắn với văn minh thương mại của công ty trong khoảng thời gian từ 2007 – 2009 và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của công tác trong những năm tiếp theo.
Đề tài được nghiên cứu theo tiếp cận QTNL bao gồm những nội dung chủ yếu: hoạch định đào tạo NVBH; tổ chức và thực hiện đào tạo; theo dõi, kiểm soát và đánh giá đào tạo; bố trí, sử dụng và đãi ngộ sau đào tạo…

5. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp luận của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể tổng hợp, phân tích tư liệu, khảo sát thực tế, điều tra, phỏng vấn, so sánh… Ngoài việc kế thừa những kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả đã sử dụng số liệu trực tiếp điều tra, phỏng vấn tại Công ty Cổ phần phân phối Mê Linh.
Về phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp, luận văn sử dụng các phương pháp bảng hỏi kết hợp với phỏng vấn hai nhóm đối tượng là nhân viên bán hàng và cán bộ quản lý bán hàng.
Về phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, luận văn sử dụng các kết quả điều tra khảo sát đánh giá của khách hàng với nhân viên bán hàng, cũng như các số liệu thống kê của Công ty trong 3 năm qua.
Về phương pháp phân tích dữ liệu, luận văn sử dụng các phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích định lượng qua các công cụ thống kê.

6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn

Việc nghiên cứu cải tiến nâng cao chất lượng đào tạo nhân viên bán hàng gắn với văn minh thương mại tại công ty Cổ phần phân phối Mê Linh sẽ góp phần tạo nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên bán hàng nói chung và nguồn nhân lực nói riêng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh siêu thị và trung tâm thương mại tăng khả năng cạnh tranh và bình ổn về cơ cấu nguồn nhân lực và lực lượng bán hàng trong siêu thị, thực hiện chiến lược kinh doanh tổng thể dài hạn.
Xét về mặt xã hội, đào tạo nhân viên bán hàng nói chung và lực lượng nhân sự nói riêng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước, hạn chế và giảm bớt khoảng cách chênh lệnh về trình độ, giảm bớt xu hướng nhảy việc và bình ổn lực lượng nhân sự trong siêu thị. Tạo điều kiện nâng cao giá trị nguồn nhân lực trong nước so với khu vực, tạo ra đội ngũ nhân sự cấp trung và cấp cao đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

7. Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận cơ bản về đào tạo nhân viên bán hàng tại các siêu thị
Chương 2: Phân tích thực trạng đào tạo nhân viên bán hàng tại công ty Cổ phần phân phối Mê Linh (Siêu thị Mê Linh Plaza)
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nhân viên bán hàng tại công ty Cổ phần phân phối Mê Linh (Siêu thị Mê Linh Plaza)

 

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN BÁN HÀNG GẮN VỚI VĂN MINH THƯƠNG MẠI TẠI SIÊU THỊ

 

1.1. Nhân viên bán hàng tại siêu thị

 

1.1.1. Khái niệm nhân viên bán hàng tại siêu thị
NVBH giữ một vị trí rất quan trọng trong các quy trình hoạt động kinh doanh. Họ là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, là cầu nối giữa siêu thị với khách hàng, chịu trách nhiệm truyền tải hình ảnh của siêu thị tới KH.
Theo trang thông tin về nghề nghiệp và đào tạo Onisep của Pháp (http://www.onisep.fr), nhân viên bán hàng là những người tiếp đón khách hàng, giới thiệu sản phẩm và giúp khách hàng có được sự lựa chọn phù hợp.
Theo Lê Đăng Lăng (Kỹ năng và Quản trị bán, NXB Thống kê – 2005), nhân viên bán hàng là người khám phá hoặc làm phát sinh nhu cầu của khách hàng, đồng thời đáp ứng nhu cầu đó bằng lợi ích sản phẩm.
Theo bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia (http://fr.wikipedia.org), nhân viên bán hàng là những người chịu trách nhiệm tư vấn cho khách hàng, giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của DN với mục đích bán chúng cho khách hàng hiện tại hoặc khách hàng tiềm năng.

TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.

Liên hệ với chúng tôi:

  • Hotline: 0926.708.666
  • Zalo: 0926.708.666.
  • Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com

Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây:

download

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *