Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình

Nguồn nhân lực tại Công ty

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
———————

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2016

 

 

MỤC LỤC i
DANH MỤC VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC HÌNH iii
PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 4

1.1 Tình hình nghiên cứu về đào tạo nguồn nhân lực trong ngành điện 4
1.2 Cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực 7
1.2.1 Nguồn nhân lực 7
1.2.2 Đào tạo nguồn nhân lực 8
1.2.3 Đặc điểm nguồn nhân lực trong doanh nghiệp phân phối điện 9
1.2.4 Vai trò của đào tạo nguồn nhân lực 11
1.3 Nội dung đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp phân phối điện 12
1.3.1 Xác định nhu cầu đào tạo 13
1.3.2 Lập kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực 18
1.3.3 Triển khai thực hiện 23
1.3.4 Đánh giá đào tạo 23
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp phân phối điện 25
1.4.1 Những nhân tố bên trong doanh nghiệp phân phối điện 25
1.4.2 Những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp phân phối điện 27

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 29

2.1 Quy trình nghiên cứu 29
2.1.1 Xác định vấn đề, hình thành mục tiêu nghiên cứu 29
2.1.2 Quy trình nghiên cứu 29
2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 30
2.3 Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu 34

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC NINH BÌNH 35

3.1 Giới thiệu về Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình 35
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 35
3.1.2 Đặc điểm nguồn nhân lực của Công ty 39
3.2 Phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực của PCNB 42
3.2.1 Xác định nhu cầu đàotạo 44
3.2.2 Lập kế hoạch đào tạo 48
3.2.3 Tổ chức thực hiện đào tạo 54
3.2.4 Đánh giá đào tạo 58
3.3 Đánh giá chung về đào tạo nguồn nhân lực tại công tyTNHH MTV Điện lực Ninh Bình 60
3.3.1 Kết quả đạt được 60
3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 61

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC NINH BÌNH 63

4.1 Phương hướng phát triển của công ty giai đoạn 2016 – 2020 63
4.2 Phương hướng, mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực của PCNB 64
4.2.1 Chiến lược phát triển 64
4.2.2 Mục tiêu đào tạo 65
4.2.3 Phương hướng đào tạo tổng quát 66
4.3 Các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện đào tạo nguồn nhân lực của PCNB
…………………………………………………………………………………………………………………..67
4.3.1 Sớm hoàn thiện đề án vị trí việc làm và xây dựng chuẩn chức danh từng vị trí công tác 67
4.3.2 Hoàn thiện công tác xác định nhu cầu đào tạo 68
4.3.3 Xác định mục tiêu đào tạo cho từng lĩnh vực và nhóm đối tượng cụ thể 71
4.3.4 Đẩy mạnh việc thực hiện đánh giá đào tạo: đánh giá trong các khóa học, đánh giá sau khóa học 72
4.3.5 Kiện toàn bộ phận phụ trách đào tạo nguồn nhân lực 74
4.4 Kiến nghị 76
4.4.1 Kiến nghị với Tổng công ty điện lực miền Bắc và EVN 76
4.4.2 Kiến nghị với Nhà nước 77
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

PHỤ LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT

 

STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động
2 CBCNV Cán bộ công nhân viên
3 CĐ Cao đẳng
4 CNTT Công nghệ thông tin
5 CSH Chủ sở hữu
6 ĐH Đại học
7 ĐHQGHN Đại học quốc gia Hà Nội
8 EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam
9 KDĐN Kinh doanh điện năng
10 KHVT Kế hoạch vật tư
11 HĐ Hợp đồng
12 KTGSMBĐ Kiểm tra giám sát Mua bán điện
13 NC Nghiên cứu
14 NNL Nguồn nhân lực
15 PCNB Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình
16 PGĐ Phó Giám đốc
17 QL 1A Quốc lộ 1A
18 QL Quản lý
19 QTQP Quy trình quy phạm
20 SXKD Sản xuất kinh doanh
21 TCNS Tổ chức nhân sự
22 TCKT Tài chính kế toán
23 TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên
24 TP Thành phố
25 Tr.đ Triệu đồng
26 TT Thông tư
27 TVXD Tư vấn xây dựng

 

DANH MỤC CÁC BẢNG

 

STT Bảng Nội dung Trang

Bảng 1.1 Mẫu ghi chép kết quả phân tích nhiệm vụ sử dụng phương pháp phân tích công việc
Bảng 1.2 Bốn cấp độ đánh giá hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực
Bảng 3.1 Tổng hợp các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011-2015
Bảng 3.2 Tổng hợp biến động nhân sự Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình 2011-2015
40
5 Bảng 3.3 Cơ cấu nhân lực của PCNB giai đoạn 2011-2015 41

6
Bảng 3.4 Bảng khảo sát về xác định nhu cầu đào tạo của Công ty
Bảng 3.5 Bảng khảo sát về việc lập kế hoạch đào tạo của Công ty
49
8 Bảng 3.6 Kế hoạch đào tạo tổng hợp năm 2016 51
9 Bảng 3.7 Kế hoạch đào tạo ngắn hạn 52
10 Bảng 3.8 Kế hoạch đào tạo dài hạn 53

Bảng 3.9 Bảng khảo sát về tổ chức thực hiện đào tạo của Công ty
55
12 Bảng 3.10 Bảng khảo sát về đánh giá đào tạo của Công ty 58
13 Bảng 3.11 Đánh giá đào tạo 59
Bảng 4.2 Bảng so sánh giữa yêu cầu công việc và thực tế làm việc của nhân viên
69

 

DANH MỤC CÁC HÌNH

 

TT Hình Nội dung Trang

Hình 1.1 Hình đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp phân phối điện
12
2 Hình 1.2 Phân tích nhu cầu đào tạo cấp cá nhân 14
3 Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu 30
4 Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của PCNB 37

Hình 3.2 Cơ cấu về giới tính của công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình
Hình 3.3 Cơ cấu về độ tuổi của công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình
Hình 3.4 Thời gian làm việc của nhân viên trong công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình8
Hình 3.5 Vị trí công tác của nhân viên trong công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình
44

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập sâu rộng với thế giới, đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải hoạt động hiệu quả hơn. Trong tiến trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngành điện có ý nghĩa chiến lược quan trọng, phải đi trước một bước, là động lực của nền kinh tế. Ngành điện có vai trò quan trọng trong mục tiêu đưa Việt Nam sớm thoát khỏi tình trạng của một nước đang phát triển và đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp. Sản phẩm của ngành điện còn được coi là huyết mạch của nền kinh tế hiện đại. Ngành điện đang từng bước đổi mới để hướng đến một thị trường điện lực cạnh tranh.Ngày 8/11/2013 Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg về Quy định lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam, theo đó thị trường điện lực được hình thành và phát triển theo 3 cấp độ: Cấp độ 1 (phát điện cạnh tranh) được thực hiện từ năm 2014. Cấp độ 2 (bán buôn cạnh tranh) được thực hiện từ năm 2017. Cấp độ 3 (bán lẻ cạnh tranh) được thực hiện từ năm 2020.
Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực phân phối điện trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, có lịch sử 23 năm hình thành và phát triển đang đứng trước những thay đổi lớn về chính sách vĩ mô mà mục tiêu nhằm xóa bỏ độc quyền đã tồn tại lâu dài do lịch sử để lại. Để kịp thời đáp ứng những thay đổi trên trong các yếu tố quyết định, yếu tố con người vô cùng quan trọng, vấn đề đặt ra là cần phải thay đổi tư duy, cách làm đã cũ kỹ và lạc hậu do chính con người tạo nên.
Nguồn nhân lực hiện tại của Công ty tuy có kinh nghiệm thực tiễn nhưng tồn tại những hạn chế nhất định như: việc xác định nhu cầu đào tạo cảm tính, chủ quan của người quản lý, chưa dựa trên việc phân tích công việc, phân tích nhân viên; các bản kế hoạch đào tạo khá sơ sài, thiếu các nội dung quan trọng; PCNB dường như chưa thực hiện đánh giá,…Xuất phát từ những đòi hỏi nói trên, việc nghiên cứu tình hình đào tạo nguồn nhân lực để tìm ra các giải pháp hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển, cải thiện năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình trở nên cấp thiết. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu thực trạng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện đào tạo nguồn nhân lực của Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình.
Để đạt được mục đích trên, các nhiệm vụ cụ thể của luận văn là:
– Nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp phân phối điện.
– Đánh giá thực trạng đào tạo nguồn nhân lực của Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình.
– Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình từ 2016 đến năm 2020.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu như nói trên, tác giả phải trả lời được các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
– Hệ thống cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực là gì?
– Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực của Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình ra sao?
– Biện pháp nào cần thực hiện để hoàn thiện đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình từ 2016 đến năm 2020?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng được nghiên cứu trong luận văn là hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp phân phối điện.

4.2. Phạm vi nghiên cứu:
– Đối tượng nghiên cứu: Đào tạo nguồn nhân lực của Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình.
– Về không gian: Tại Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình
– Về thời gian:
+ Đối với các nguồn dữ liệu thứ cấp: tác giả thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2013 tới năm 2015;
+ Đối với các nguồn dữ liệu sơ cấp: tác giả thu thập trong khoảng thời gian quý 1, 2, và 3 năm 2016;

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được cấu trúc trong 4 chương:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực Chương 2. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình
Chương 4.Giải pháp hoàn thiện đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình.

 

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Tình hình nghiên cứu về đào tạo nguồn nhân lực trong ngành điện

Ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, việc nghiên cứu về đào tạo nguồn nhân lực đã được tiến hành bởi rất nhiều các tác giả nổi tiếng trong nhiều bối cảnh và tổ chức hoặc công ty khác nhau. Ở phần này, tác giả sẽ đề cập đến một số nghiên cứu được thực hiện trong nước cụ thể như sau:
Tác giả Nguyễn Ánh Sao Mai (2013), khi nghiên cứu về “Phát triển nguồn ngân lực tại công ty điện lực Quảng Nam”, đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng đã tập trung giải quyết được ba mục đích chính, đó là hệ thống hoá những lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp, từ đó đề xuất các nội dung phát triển nguồn nhân lực; thứ hai là phân tích thực trạng nguồn nhân lực của công ty Điện lực Quảng Nam, xác định những kết quả đạt được bên cạnh những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân; thứ ba là đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực của công ty Điện lực Quảng Nam trong thời gian tới. Nghiên cứu chú trọng vào nội dung phát triển nguồn nhân lực gồm đánh giá nguồn nhân lực hiện có, hoạch định phát triển nguồn nhân lực và cuối cùng là các chính sách phát triển nguồn nhân lực.
Tác giả Nguyễn Đăng Thắng (2013), Nghiên cứu về “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty điện lực thành phố Hà Nội”, Học viện công nghệ bưu chính viễn thông đã chỉ ra được các nội dung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp gồm: xác định kế hoạch đào tạo, lựa chọn người được đào tạo, xác định chương trình đào tạo và lựa chọn hình thức đào tạo, xác định kinh phí đào tạo, lựa chọn người được đào tạo và đánh giá đào tạo. Tác giả cũng chỉ ra được một số hạn chế nhất định về thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội như: việc lựa chọn đối tượng đào tạo thường chưa được chính xác; việc xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm chưa chủ động và có chiến lược lâu dài; loại hình đào tạo tập trung dài hạn tại các trung tâm đào tạo trong và ngoài nước chưa được quan tâm đúng mức; chưa có kế hoạch sử dụng hợp lý và hiệu quả số cán bộ công nhân viên được cử đi đào; chưa có hệ thống hoàn chỉnh để đánh giá tình hình thực hiện công việc việc của người được cử đi đào tạo và cuối cùng là tỷ lệ kinh phí dành cho đào tạo hàng năm của công ty còn thấp. Từ đó, một số đề xuất tác giả đã đưa ra như: hoàn thiện công tác lập kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản lý và thực hiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, kiện toàn bộ máy và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, thực hiện phát triển nguồn nhân lực và cuối cùng là đảm bảo sự đồng bộ trong các chính sách quản lý nguồn nhân lực.

TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.

Liên hệ với chúng tôi:

  • Hotline: 0926.708.666
  • Zalo: 0926.708.666.
  • Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com

Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây:

download

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *