ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ HÀNG HOÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Đẩy mạnh tiêu thụ

ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ HÀNG HOÁ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
——–&&&——–

 

ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ HÀNG HOÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

 

Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh

Mã số : 60 34 05

 

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

GS.TS Trần Minh Đạo

MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU Ì
1. Tính cấp thiết của đề tài Ì
2. Tình hình nghiên cứu 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 5
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn 5
7. Bố cục của luận văn 6

CHƯƠNG 1: MỘT sỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÈ HOẠT ĐỘNG  TIÊU THỤ HÀNG HÓA

1.1. Một số khái niệm và quan điếm tiêu thụ hàng hóa 7
1.1.1. Một số khái niệm 7
1.1.2. Quan điểm tiêu thụ hàng hóa tiếp cận trên phương diện 11
marketing hiện đại
1 .2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng của tiêu thụ hàng hoa 14
1.2.1. Nội dung của tiêu thụ hàng hóa 14
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa 25
1 .3. Đánh giá hiệu quả hoạt động của tiêu thụ hàng hóa 35
1.3.1. Bản chất của hiệu quả tiêu thụ hàng hóa 35
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ hàng 35
hóa
1.4. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 37
1.4.1. Tổ chức tiêu thụ hàng hóa của công nghiệp nông thôn ờ một số nước trên thế giới 37
Ì .4.2. Bài học kinh nghiệm với Hà Nội 44

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ HÀNG  HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CNNT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2002-2006

2.1. Khái quát các doanh nghiệp CNNT trên địa bàn Hà Nội 46
2. 1. 1. Sự hình thành và phát triển 46
2.1.2. Sản phẩm của các doanh nghiệp CNNT Hà Nội 49
2.1.3. Tình hình sản xuất 51
2.2. Thực trạng tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp CNNT Hà 53
Nội giai đoạn 2002-2006
2.2. . 1. Thực trạng hoạt động tiêu thụ hàng hóa 53
2.2.2. Các nhân tố ảnh hường đến tiêu thụ hàng hóa của các 62
doanh nghiệp CNNT trên địa bàn Hà Nội
2.3. Đánh giá chung 77
2.3.1. Những thành công 78
2.3.2. Những hạn chế 79
2.3.3. Nguyên nhân những hạn chế 80

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ HÀNG HOA CỦA CÁC CNNT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ĐÈN NĂM 2015

DOANH  NGHIỆP

3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển của các doanh nghiệp CNNT Hà Nội 82
3.1.1. Phương hướng và mục tiêu phát triên 82
3.1.2. Cơ hội và thách thức 85
3.2. Các giải pháp chủ yếu 88
3.2.1. Quan điểm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoa hiện nay 88
3.2.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp 90
3.2.3. Giải pháp liên quan đến quản lý Nhà nước 103
KẾT LUẬN 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115

 

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, Công nghiệp nông thôn (CNNT) Hà Nội đã góp phần không nhỏ trong quá trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ngoại thành theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động, thực hiện tốt chủ trương “ly nông bất ly hương” giảm sức ép cho khu vực nội đô Hà Nội, làm đa dạng hoá các hình thức tổ chức sản xuất, giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động ở nông thôn các huyện ngoại thành, khai thác các nguồn lực lợi thế, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển…. CNNT đóng vai trò rất quan trọng, làm thay đổi bộ mặt các vùng nông thôn Hà Nội. Vai trò đó gắn liền với sự hình thành và phát triển của cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đến lượt mình cơ chế thị trường phát triển đã làm đa dạng hoá về cơ cấu ngành nghề và cơ cấu sản phẩm CNNT.
Hà Nội (chưa mở rộng) là trung tâm kinh tế, chính trị lớn của cả nước hiện có 05 huyện ngoại thành, trong những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao và ổn định, tốc độ đô thị hoá của Hà Nội thuộc vào hàng cao nhất trong cả nước, diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp thay vào đó là các khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu đô thị mới mọc lên nhanh chóng. Để thích ứng với quá trình đô thị hoá, cơ cấu kinh tế ngoại thành Hà Nội đang từng bước chuyển dịch từ nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ sang dịch vụ – công nghiệp-nông nghiệp, số lượng doanh nghiệp CNNT không ngừng phát triển, hình thành nên nhiều khu, cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đặt ra một trong những nhiệm vụ trọng tâm của phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010 là “Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, nhất là những ngành nghề thu hút nhiều lao động”. Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIV đã khẳng định “Tiếp tục đẩy mạnh CNH-HĐH, chú trọng khu vực nông nghiệp-nông thôn, phấn đấu đến năm 2010 tỷ trọng CNNT của Hà Nội tăng 32% so với tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Thành phố”.
Nhằm cụ thể hoá các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, trong những năm qua Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế nông thôn, cụ thể là Chương trình số 05/CTr-TU, ngày 10/5/2006 của Thành uỷ Hà Nội về phát triển kinh tế ngoại thành, từng bước hiện đại hoá nông thôn giai đoạn 2006- 2010, Kế hoạch của UBND Thành phố về khuyến khích phát triển CNNT Hà Nội giai đoạn 2006-2010. Phát triển CNNT có vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, thu hẹp và tiến tới xoá bỏ đói nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngoại thành Hà Nội theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giảm dần tỷ trọng sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm của khu vực CNNT Hà Nội rất đa dạng và phong phú, không chỉ có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của thị trường trong nước mà còn đáp ứng được một phần thị trường xuất khẩu trên thế giới.
Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của các doanh nghiệp CNNT Hà Nội chính là quy mô nhỏ bé, sản xuất manh mún, công nghệ thiết bị lạc hậu, lao động có trình độ thấp, năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo chưa cao, tư duy quản lý nói chung và tiêu thụ sản phẩm nói riêng vẫn là bán cái mình có hơn là bán cái thị trường cần, do đó sản phẩm của CNNT Hà Nội còn đơn chiếc, chủ yếu là thủ công và sơ chế, chi phí sản xuất cao…. Chính những điều này đã và đang làm cho khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp CNNT Hà Nội trên thị trường còn nhiều hạn chế, sản phẩm làm ra tiêu thụ khó, chủ yếu là tiêu thụ ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân trí còn thấp tại thị trường nội địa. Hiện nay, khi Việt Nam đã ra nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), sức ép do cạnh tranh đối với các doanh nghiệp CNNT Hà Nội vốn đã lớn nay lại càng lớn hơn. Nhiều doanh nghiệp CNNT Hà Nội do không thích nghi được với sức ép cạnh tranh, với quá trình hội nhập, không tìm cho mình những hướng đi thích hợp nên đã làm ăn thua lỗ và có nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể.
Đến nay còn nhiều tiềm năng và thế mạnh của các doanh nghiệp CNNT Hà Nội vẫn chưa được huy động, khai thác và phát huy đầy đủ. Tình hình trên có nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ sự yếu kém trong khâu tổ chức và quản lý tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp CNNT Hà Nội. Tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp CNNT Hà Nội phần nhiều là tự phát, phương thức phân phối vẫn mang nặng tính truyền thống, chưa được tổ chức một cách khoa học, chặt chẽ theo tư duy và quan điểm của marketing hiện đại. Nhiều doanh nghiệp CNNT rất lúng túng trong việc tiếp cận thị trường, thiếu thông tin dẫn đến thiếu hiểu biết về thị trường, làm cho sản phẩm của không ít doanh nghiệp CNNT còn bị ế đọng, không tìm được đầu ra cho tiêu thụ, hoặc có tiêu thụ được nhưng giá rẻ.
Do đó, nghiên cứu để tìm câu trả lời cho câu hỏi thực chất các doanh nghiệp CNNT Hà Nội đang gặp phải khó khăn gì trong khâu tiêu thụ, từ đó đưa ra phương hướng, giải pháp cụ thể và đồng bộ nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp CNNT trên địa bàn Hà Nội, góp phần phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp CNNT nói riêng, phát triển kinh tế ngoại thành và kinh tế thành phố nói chung, là một yêu cầu cấp thiết đang đặt ra hiện nay. Tất cả những điều nói trên chính là khởi nguồn cho ý tưởng của tác giả về việc lựa chọn vấn đề “Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp CNNT trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh.

2. Tình hình nghiên cứu

Qua tìm hiểu và tiếp cận với nhiều nguồn tư liệu hiện có, có thể khẳng định rằng cho đến nay chưa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu khâu tiêu thụ sản phẩm, khâu có vai trò quyết định đến sự phát triển của các doanh nghiệp CNNT trên địa bàn Hà Nội. Đặc biệt việc tiếp cận chủ đề này theo tư duy của marketing hiện đại lại càng hiếm các công trình đề cập tới.
Ở cấp quốc gia, cũng có một số đề tài khoa học của Bộ Thương mại (cũ) về tiêu thụ hàng hoá của các làng nghề truyền thống như đề tài “Tiếp tục đổi mới chính sách và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề truyền thống ở bắc bộ thời kỳ đến năm 2010″. Tuy nhiên, các làng nghề truyền thống chỉ là một bộ phận của khu vực CNNT và không có độ phức tạp, đa dạng như doanh nghiệp công nghiệp thuộc khu vực nông thôn. Hơn thế nữa, cách tiếp cận của đề tài này cũng chủ yếu là theo góc độ nghiệp vụ thương mại đơn thuần hơn là tư duy theo quan điểm quản trị của marketing hiện đại.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu: Nhằm giúp các doanh nghiệp CNNT biết vận dụng tư tưởng của marketing hiện đại, để từ đó tìm ra các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá góp phần vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNNT và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn các huyện ngoại thành của Thành phố Hà Nội.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình tiêu thụ hàng hoá trong thời gian qua, dự báo các thuận lợi, khó khăn liên quan đến hoạt động này trong thời gian tới của các doanh nghiệp CNNT trên địa bàn Hà Nội và đưa ra phương hướng, và các giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp CNNT Hà Nội đến năm 2015 đảm bảo tính khoa học và khả thi.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung vào nghiên cứu hoạt động tiêu thụ hàng hoá theo quan niệm marketing của các doanh nghiệp CNNT sản xuất sản phẩm vật chất trên địa bàn Hà Nội.
– Phạm vi nghiên cứu: Xét trên 03 góc độ
 Hoạt động: Đề tài nghiên cứu về lĩnh vực hoạt động tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp sản xuất vật chất (chứ không phải của doanh nghiệp thương mại hay dịch vụ).
 Địa bàn: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi 05 huyện ngoại thành Hà Nội (chưa mở rộng) gồm: Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Từ Liêm và Thanh Trì.
 Thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến năm 2015.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để đảm bảo tính khả thi, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
– Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
– Phân tích và tổng hợp.
– Điều tra, khảo sát thực tiễn thông qua các phương pháp điều tra xã hội học; trao đổi thông tin với các chuyên gia và các nhà quản lý về tình hình tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp CNNT
– Thu thập xử lý thông tin cơ sở dữ liệu đã có.

6. Những đóng góp mới của luận văn

Luận văn sẽ có những đóng góp mới như sau:
– Góp phần khẳng định về mặt lý luận và thực tiễn vai trò của hoạt động tiêu thụ hàng hoá trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp CNNT trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới.
– Làm rõ những vấn đề lý luận về tiêu thụ hàng hoá theo quan điểm marketing hiện đại.
– Đánh giá thực trạng hoạt động tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp CNNT trên địa bàn Hà Nội, làm rõ những kết quả đã đạt được, những vấn đề còn tồn tại, yếu kém và nguyên nhân của những tồn tại yếu kém này trên góc tộ tư tưởng của marketing hiện đại.

– Đề xuất một số giải pháp chủ yếu có tính thực tiễn, khoa học và cụ thể đối với các doanh nghiệp CNNT theo quan điểm marketing hiện đại để giải quyết bài toán về tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp CNNT trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế các huyện ngoại thành cũng như đóng góp vào sự phát triển chung của toàn Thành phố.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài phân mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương sau:
– C hư ơng 1: Một số lý luận cơ bản về hoạt động tiêu thụ hàng hoá
– C hư ơng 2: Thực trạng tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp CNNT trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2002-2006.
– C hư ơng 3: Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp CNNT trên địa bàn Hà Nội đến năm 2015.

 

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ HÀNG HOÁ

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ QUAN ĐIỂM VỀ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ

a. Công nghiệp nông thôn và doanh nghiệp công nghiệp nông thôn
Trước đây, do chưa có nhiều nghiên cứu riêng biệt về CNNT, nên những khái niệm về CNNT chưa đầy đủ và có những cách hiểu khác nhau. Từ năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 về khuyến khích phát triển CNNT, theo Nghị định này thì “CNNT là hoạt động sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, hợp tác xã công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hộ kinh doanh cá thể có đăng ký kinh doanh trên địa bàn các huyện, thị xã, thị trấn và xã”. Còn định nghĩa về doanh nghiệp CNNT theo Thông tư số 03/2005/TT-BCN của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) thì “Doanh nghiệp CNNT là các doanh nghiệp có số vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng Việt Nam hoặc số lao động dưới 300 người hoạt động trong lĩnh vực CNNT”.

1.1.1. Một số khái niệm

Theo cách định nghĩa như trên, thì CNNT vẫn chưa được hiểu một cách cụ thể, rõ nét và thống nhất giữa các bộ, ngành và các cơ quan chức năng. Hiện nay, hàng năm số liệu thống kê về giá trị sản xuất công nghiệp bao gồm tất cả các doanh nghiệp sản xuất vật chất thuộc các ngành khác nhau như: công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải… Tuy nhiên, trên phương diện quản lý thì ngành công nghiệp lại chỉ quản lý một phần trong số các doanh nghiệp này, phần còn lại thuộc các ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng, giao thông vận tải… Và thực tế hiện nay các đối tượng được thụ hưởng chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước, Thành phố Hà Nội trong lĩnh vực khuyến công cũng bao gồm tất cả các doanh nghiệp sản xuất thuộc tất cả các ngành. Do đó cần phải làm rõ định nghĩa về sản xuất công nghiệp nông thôn là như thế nào?

TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.

Liên hệ với chúng tôi:

  • Hotline: 0926.708.666
  • Zalo: 0926.708.666.
  • Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com

Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây:

download

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *