ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
——-o0o——-
ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đinh Quang Ty
Hà Nội – 2009
MỤC LỤC
Trangi
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………..…………………………………………………………….……………………………..…1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Ở CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 9
1.1. Khái niệm, vai trò của việc đổi mới công nghệ đối với các DN công nghiệp 9
1.1.1. Một số khái niệm 9
1.1.2. Sự cần thiết, vai trò của việc đổi mới công nghệ đối với các DN
công nghiệp 12
1.1.3. Những khó khăn, thách thức đặt ra đối với các DN công nghiệp
nhỏ và vừa trong việc đổi mới công nghệ 13
1.2. Vấn đề đổi mới công nghệ đối với các DN công nghiệp nhỏ và vừa 16
1.2.1. Nội dung đổi mới công nghệ 16
1.2.2. Phương thức tiến hành đổi mới công nghệ 21
1.2.3. Tiêu chí đánh giá đổi mới công nghệ 25
1.3. Kinh nghiệm nước ngoài và trong nước về việc đổi mới công nghệ
đối với các DNNVV 27
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước và nền kinh tế, thành phố
ở nước ngoài 27
1.3.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố trong nước 35
1.3.3. Một số vấn đề có giá trị tham khảo cho thành phố Hà Nội 39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN
HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 41
2.1. Khái quát về các DN công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố
Hà Nội 41
2.1.1. Tình hình chung của các DN công nghiệp nhỏ và vừa 41
2.1.2. Về trình độ công nghệ, máy móc thiết bị 47
2.1.3. Về tình hình đổi mới công nghệ 48
2.2. Thực trạng đổi mới công nghệ trong các DN công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội 53
2.2.1. Trình độ công nghệ hiện tại của các DN sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ và vừa 53
2.2.2. Nguồn gốc công nghệ hiện tại của các DN sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ và vừa 54
2.2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động gắn kết DN vừa và nhỏ với các cơ sở nghiên cứu 55
2.2.4. Định hướng đổi mới công nghệ trong các DN sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ và vừa 59
2.3. Đánh giá sự tác động và tác dụng của việc đổi mới công nghệ đối với các DN công nghiệp nhỏ và vừa 62
2.3.1. Đánh giá việc ban hành các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ 62
2.3.2. Đánh giá của DN về các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ của Nhà nước 64
2.3.3. Đánh giá hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các DN sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ và vừa 65
2.3.4. Những hạn chế, khó khăn trong việc hỗ trợ DN tiến hành hoạt động đổi mới công nghệ 67
2.3.5. Một số vấn đề đặt ra trong việc hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các DN sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ và vừa của Hà Nội 72
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Ở CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI HÀ NỘI NHỮNG NĂM TỚI ĐÂY 77
3.1. Một số quan điểm 77
3.1.1. Quan điểm chung về đổi mới công nghệ trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế 77
3.1.2. Đổi mới công nghệ để góp phần nâng cao vị thế nền kinh tế
quốc gia và kinh tế của Hà Nội trước xu thế gia tăng của áp lực cạnh tranh bên trong và bên ngoài 82
3.2. Một số giải pháp 83
3.2.1. Giải pháp chung 83
3.2.2 Giải pháp hỗ trợ đổi mới công nghệ trong các DN sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ và vừa 87
KẾT LUẬN 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh Tiếng Việt
12 UNDP United Nations Quỹ phát triển Liên hợp
Development quốc
Programme
13 VCCI Vietnam Chamber of Phòng Thương mại và
Commerce and Công nghiệp Việt Nam
Industry
14 XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.6 Các nước khác mà DN muốn được chuyển giao 61
công nghệ
Bảng 2.7 Tổng hợp các ý kiến đánh giá của DN về chính 64
sách hỗ trợ đổi mới công nghệ của Nhà nước
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tháng 11-2006, Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đây là một sân chơi quốc tế lớn, vừa tạo nhiều cơ hội nhưng cũng sẽ đặt ra những thách thức mới cho cả nền kinh tế nói chung và các DN Việt Nam nói riêng. Trong môi trường mới này, hệ thống DN Việt Nam, trong đó có các DN trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, muốn đứng vững và chiến thắng phải đủ sức cạnh tranh. Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một DN, công nghệ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, là điều kiện tiên quyết để tạo ra chất lượng sản phẩm tốt, năng suất cao, giá thành hạ
– những tiêu chí cơ bản nhất của năng lực cạnh tranh cao.
DN vừa và nhỏ là bộ phận quan trọng trong nền kinh tế thị trường của mỗi quốc gia. Chúng thường chiếm tỉ trọng lớn trong cộng đồng DN, tạo việc làm cho phần lớn lao động xã hội, góp phần ổn định chính trị, ổn định nền kinh tế, đáp ứng những nhu cầu đa dạng của đông đảo người tiêu dùng, tận dụng mọi nguồn lực vào phát triển, có tác động thường xuyên đến môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế. DNNVV ở Hà Nội cũng có những đặc điểm chung của DNNVV của Việt Nam; nếu đặt trong quan hệ so sánh khu vực và quốc tế, thì hầu hết còn nhỏ bé, lạc hậu và đang hoạt động trong một môi trường kinh doanh còn nhiều khó khăn, liên quan đến động thái chuyển đổi của nền kinh tế nước ta hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
(i) Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề về vai trò của DNNVV đối với mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế ở Việt Nam
Một số công trình nghiên cứu như: Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), “Vai trò của DNNVV trong phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta”, Thông tin tổng hợp, số 26-TT/BTGTW, ngày 04/7/2008; Phạm Văn Hồng (2007), Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, luận án tiến sĩ, Đại học kinh tế quốc dân; Đỗ Trọng Phấn (2002), Phát triển DNNVV ở nước ta hiện nay, Luận văn tốt nghiệp Lý luận chính trị cao cấp, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Thái Văn Rê (2002), DNNVV trong phát triển kinh tế – xã hội, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã làm rõ những khái niệm và vai trò của DNNVV trong phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta trong những năm gần đây và trước yêu cầu hội nhập quốc tế.
(ii) Phân tích sâu sắc các vấn đề quản lý khoa học công nghệ và đổi mới công nghệ để phát triển doanh nghiệp
còn rất nhiều khó khăn vì nhiều nguyên nhân. Nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập khá sâu sắc đến vấn đề này, như Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) – Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1999), “Báo cáo Nghiên cứu xúc tiến doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa”; Võ Thanh Thu, Cao Thị Việt Hương (2008), “DN vừa và nhỏ thuộc khu vực dân doanh sau một năm gia nhập WTO”, Tạp chí Cộng sản – Chuyên đề cơ sở số 14 (2-2008); Lưu Hương (ngày 11/01/2005), “DNNVV Việt Nam – Sau những con số”, Báo Diễn đàn DN điện tử; Cục Phát triển DNNVV, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, (11/2005), “Báo cáo kết quả điều tra
nghiên cứu về nhu cầu thông tin DN của các tỉnh phía Bắc”; Thảo Lê (2006),
“Nhận thức của DN Việt Nam về sở hữu trí tuệ”, Bản tin Sở hữu trí tuệ số 61 (11-2006); Văn phòng Trung ương Đảng (2009), “Một số vấn đề nổi lên trong hoạt động của DNNVV trong thời gian qua”, Báo cáo số 315- BC/VPTW ngày 21/01/2009 đã đề cập thực trạng công nghệ lạc hậu, những rào cản về cơ chế chính sách thiếu hấp dẫn, chưa khuyến khích DN đầu tư cho công nghệ và đổi mới công nghệ.
(iv) Tập trung phân tích và đưa ra các giải pháp thúc đẩy đổi mới côngnghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích chính của luận văn là nghiên cứu, khảo sát, làm rõ thực trạng trình độ công nghệ hiện có của các DN công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội; từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần thúc đẩy việc.
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ:
– Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận, khảo cứu kinh nghiệm thực tiễn liên quan trực tiếp tới vấn đề đổi mới công nghệ trong các DN nói chung và
các DN công nghiệp có nhỏ và vừa nói riêng;
– Đánh giá, phân tích, làm rõ những mặt được, chưa được, những nguyên nhân tương ứng trong việc đổi mới công nghệ ở các DN công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội những năm gần đây;
– Luận chứng rõ cơ sở khoa học của hệ thống các giải pháp và kiến nghị sẽ được nghiên cứu và thể hiện trong luận văn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
DNNVV của Hà Nội có số lượng đông đảo, thuộc nhiều nhóm ngành nghề khác nhau như công nghiệp, dịch vụ, thương mại,… trong đó các DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và thương mại là chủ yếu. Những lĩnh vực này có nhu cầu không cao đối với việc đổi mới công nghệ. Vì vậy, đối tượng luận văn tập trung nghiên cứu là các DNNVV thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2000 đến năm 2007; từ đó đề xuất một số kiến nghị về phương hướng, quan điểm và giải pháp góp phần thúc đẩy việc đổi mới , nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các DN này trong giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để khảo sát đối tượng, thực hiện mục đích và nhiệm vụ đã xác định, luận văn sẽ dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; từ đó sử dụng các phương pháp thích hợp như khảo sát thực tế, tập hợp và xử lý các tài liệu, các số liệu tham khảo và thống kê; phân tích kết hợp với tổng hợp và khái quát hóa; kết hợp lôgic với lịch sử; đối chiếu, so sánh, sơ đồ hóa…
6. Những đóng góp mới của luận văn
– Góp phần làm rõ một số khía cạnh lý luận về công nghệ, đổi mới công nghệ trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế – những vấn đề đặt ra đối với loại hình DN công nghiệp nhỏ và vừa; đúc kết bước đầu kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về đổi mới công nghệ ở loại
hình DN này.
– Làm rõ thực trạng về trình độ công nghệ hiện có của các DN công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
– Đưa ra một số kiến nghị và giải pháp có khả năng ứng dụng vào việc đổi mới công nghệ, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các DN công nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Nội trong giai đoạn từ nay tới năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới công nghệ ở các DN công nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế thị trường.
Chương 2: Thực trạng đổi mới công nghệ tại các DN công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn 2001 – 2007.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp thúc đẩy đổi mới công nghệ ở các DN công nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội những năm tới đây.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Ở CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. Khái niệm, vai trò của việc đổi mới công nghệ đối với các DN công nghiệp
1.1.1. Một số khái niệm
Nhìn chung, trên thế giới việc xác định một DN là DNNVV chủ yếu căn cứ vào hai nhóm tiêu chí phổ biến là tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng. Tiêu chí định tính được xây dựng dựa trên các đặc trưng cơ bản của các DNNVV như trình độ chuyên môn hóa thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý thấp… Tiêu chí định lượng được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu như quy mô, số lượng lao động, tổng giá trị tài sản (hay tổng vốn), doanh thu hoặc lợi nhuận của DN. Việc xác định quy mô DNNVV chỉ mang tính chất tương đối vì nó chịu tác động của các yếu tố như trình độ phát triển của một nước, tính chất ngành nghề và điều kiện phát triển của một vùng lãnh thổ nhất định hay mục đích phân loại DN trong từng thời kỳ nhất định. Số lao động có thể là số lao động trung bình trong danh sách hoặc số lao động thường xuyên thực tế của DN. Tài sản hoặc vốn có thể bao gồm tổng giá trị tài sản (hay vốn) cố định hoặc giá trị tài sản (hay vốn) còn lại của DN. Các tiêu chí định lượng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xác định quy mô DN. Vào những thời điểm khác nhau các tiêu chí này rất khác nhau giữa các ngành nghề mặc dù chúng vẫn có những yếu tố chung nhất định.
1.1.1.1. Khái niệm và tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ví dụ như Đài Loan chẳng hạn. Các DN trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo có từ 1 tới 200 lao động được coi là DNNVV, trong khi các DN trong ngành thương mại – dịch vụ có từ 1 đến 50 lao động. Nhật Bản, các DNNVV trong ngành sản xuất chế tạo có từ 1 đến 300 lao động và số vốn kinh doanh không vượt quá 300 triệu yên, còn các DNNVV trong ngành thương mại dịch vụ có số lao động không quá 100 người với số vốn kinh doanh không quá 100 triệu yên. Ngược lại, Mỹ chỉ có một tiêu chí xác định chung cho các DNNVV là số lao động không quá 500 người [15].