Giải pháp phát triển
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ
Giải pháp phát triển nguyên liệu thuốc lá ở miền Bắc nước ta đến năm 2010
Luận văn Thạc sĩ Mã Số: 60 34 05
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Văn Tâm
Hà nội – 2006
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thuốc lá là một ngành sản xuất có những đặc thù khá riêng biệt so với các ngành sản xuất khác. Hầu hết các nước trên thế giới không khuyến khích phát triển, nhưng do việc hút thuốc lá là một thói quen của người dân từ hàng nghìn năm nay, nên hàng năm sản lượng tiêu thụ thuốc lá điếu khá lớn.
Sản xuất thuốc lá nguyên liệu là khâu quan trọng hàng đầu và không thể thiếu được trong ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá. Cây thuốc lá là cây công nghiệp ngắn ngày, có hiệu quả kinh tế cao, diện thích nghi rộng. Lợi ích do trồng cây thuốc lá đem lại thường gấp 2 đến 3 lần so với trồng lúa. Cây thuốc lá đã thực sự trở thành mặt hàng nông sản có giá trị đối với nông dân các vùng trồng. Đến nay, cây thuốc lá đã được nông dân nhiệt tình hưởng ứng và chính quyền địa phương các vùng trồng thuốc lá xác định đây là cây trồng chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay, với nhu cầu sản xuất khoảng 4 tỷ bao thuốc lá trên năm và tham gia vào thị trường xuất khẩu, ngành thuốc lá Việt Nam hàng năm cần trên 80.000 tấn nguyên liệu, trong đó nhu cầu về nguyên liệu thuốc lá miền Bắc khoảng
20.000 tấn. Do đó, việc cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định và đảm bảo chất lượng có ý nghĩa quyết định trong việc tăng chất lượng thuốc lá điếu sản xuất, thay thế nguyên liệu thuốc lá có chất lượng tương đương phải nhập khẩu, giảm giá thành và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm đồng thời tăng cường công tác xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, sự phát triển cây thuốc lá ở Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng chưa thực sự vững chắc, diện tích, chất lượng chưa ổn định, năng suất thấp, giá thành cao, hàng năm nước ta phải tiêu tốn nhiều ngoại tệ nhập nguyên liệu thuốc lá để sản xuất thuốc lá điếu.
Từ đó, việc xây dựng giải pháp phát triển nguyên liệu thuốc lá của Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng trong những năm tới là hết sức cần thiết. Từ sự cần thiết đó, tôi chọn đề tài luận văn là “ Giải pháp phát triển nguyên liệu thuốc lá ở miền Bắc nước ta đến năm 2010”.
2. Tình hình nghiên cứu
Nguyên liệu thuốc lá miền Bắc chiếm một phần quan trọng trong sản xuất thuốc lá điếu nội địa và góp phần xuất khẩu, đồng thời nó là cây trồng đem lại thu nhập cao cho người nông dân các vùng trồng thuốc lá. Song chưa có một đề tài khoa học nào nghiên cứu về vấn đề đẩy mạnh phát triển nguyên liệu thuốc lá ở miền Bắc nước ta.
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến lĩnh vực đầu tư sản xuất, chế biến, tiêu thụ nguyên liệu thuốc lá ở miền Bắc.
Việc phát triển nguyên liệu thuốc lá đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội đối với người nông dân, các công ty sản xuất thuốc lá và Nhà nước.
Từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển nguyên liệu thuốc lá ở miền Bắc nước ta đến năm 2010.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu: nguyên liệu thuốc lá vàng sấy lò, các công ty đầu tư sản xuất nguyên liệu thuốc lá và nông dân các vùng trồng thuốc lá.
– Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng phát triển nguyên liệu thuốc lá giai đoạn 2001 – 2005 và một số giải pháp đến năm 2010 ở miền Bắc nước ta.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, phân tích so sánh, phương pháp thực chứng.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm công cụ chủ đạo
6. Những đóng góp khoa học của luận văn
Làm rõ lý luận cơ bản về phát triển nguyên liệu thuốc lá
Đánh giá thực trạng phát triển nguyên liệu thuốc lá ở miền Bắc nước ta trong giai đoạn 2001 – 2005, nêu lên được những mặt mạnh và những hạn chế. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phát triển nguyên liệu thuốc lá ở miền Bắc nước ta đến năm 2010.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về phát triển nguyên liệu thuốc lá Chương 2: Thực trạng phát triển nguyên liệu thuốc lá ở miền Bắc nước ta.
Chương 3: Giải pháp phát triển nguyên liệu thuốc lá ở miền Bắc nước ta đến năm 2010.
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ
1.1. Khái niệm và vai trò của việc phát triển nguyên liệu thuốc lá
1.1.1. Khái niệm
Thuốc lá là cây công nghiệp ngắn ngày, điều kiện môi trường ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng của sản phẩm. Tính nhạy cảm của cây thuốc lá với điều kiện môi trường giúp cho người sản xuất có thể điều chỉnh được năng suất, chất lượng nguyên liệu sản xuất theo ý muốn.
Để tăng năng suất, chất lượng nguyên liệu thuốc lá đòi hỏi người sản xuất phải có kiến thức nhất định về sự hiểu biết quá trình sinh trưởng, phát triển và những yêu cầu kỹ thuật canh tác cây thuốc lá.
Cây thuốc lá là cây đem lại lợi nhuận cao cho người trồng, bình quân lợi nhuận đạt từ 25% đến 40%.
Phát triển nguyên liệu thuốc lá là việc đầu tư cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật từ khâu gieo trồng, hái sấy, bảo quản chế biến và tiêu thụ để phát triển diện tích vùng trồng, nâng cao năng suất, chất lượng nguyên liệu nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường (các nhà máy thuốc lá điếu trong nước và xuất khẩu).
1.1.2. Một số đặc điểm của sản xuất nguyên liệu thuốc lá
Sản xuất nguyên liệu thuốc lá là sự kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, quy trình sản xuất phức tạp, yêu cầu về ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ cao.Quy trình sản xuất nguyên liệu thuốc lá gồm bốn giai đoạn: trồng và chăm sóc đồng ruộng; sơ chế; thu mua; chế biến, bảo quản và tiêu thụ nguyên liệu.
TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.
Liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 0926.708.666
- Zalo: 0926.708.666.
- Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com
Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây: