QUẢN LÝ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM GIẤY BÃI BẰNG TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM

HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
——–o0o——–

 

QUẢN LÝ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM GIẤY BÃI BẰNG TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM

 

 

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

 

 

MỤC LỤC

DANH MUC̣

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP 4

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 4
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý hệ thống phân phối trong doanh nghiệp 7
1.2.1. Những vấn đề chung về hệ thống phân phối sản phẩm 7
1.2.2. Quản lý hệ thống phân phối sản phẩm trong các doanh nghiệp 19
1.3. Kinh nghiệm quản lý hệ thống phân phối sản phẩm của một số doanh nghiệp …28
1.3.1. Quản lý hệ thống kênh phân phối sản phẩm của Tổng Công ty Cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn 29
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý HTPPSP của Công ty sữa TH true MILK 31
1.3.3. Kinh nghiệm quản lý HTPPSP của Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà 32
1.3.4. Bài học cho Tổng Công ty Giấy Việt Nam 34

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ..36 2.1 Cách tiếp cận nghiên cứu. 36

2.2 Thiết kế quy trình nghiên cứu 36
2.3 Phương pháp nghiên cứu 37
2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 37
2.3.2 Phương pháp xử lý tài liệu, dữ liệu 37
2.3.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 39

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM GIẤY BÃI BẰNG TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM – VINAPACO 40

3.1. Tổng quan về Tổng công ty Giấy Việt Nam – Vinapaco 40

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam 40
3.1.2. Quy mô, cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Giấy Viêṭ Nam 42
3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh 48
3.1.4 Đặc điểm nguồn lực của Tổng công ty 49
3.1.5. Tình hình hoạt động sản xuất và kinh doanh của VINAPACO 51
3.2. Thực trạng công tác quản lý hệ thống phân phối sản phẩm Giấy Bãi Bằng tại Tổng công ty Giấy Việt Nam giai đoạn 2013 – 2015 57
3.2.1 Hoạch định hệ thống phân phối sản phẩm 57
3.2.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch 68
3.2.3 Công tác kiểm tra, đánh giá: 72
3.3 Đánh giá hoạt động quản lý hệ thống phân phối sản phẩm tại TCT 74
3.3.1. Những thành tựu đạt được của Tổng công ty Giấy Việt Nam trong công tác quản lý hệ thống phân phối Giấy Bãi Bằng 75
3.3.2. Những tồn tại trong quản lý hệ thống phân phối giấy Bãi Bằng của Tổng công ty Giấy Việt Nam (VINAPACO) 76
3.3.3. Nguyên nhân chính ảnh hưởng tới công tác quản lý hệ thống phân phối sản phẩm của Tổng công ty. 79

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI GIẤY BÃI BẰNG CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM 83

4.1. Dự báo về thị trường giấy trong thời gian tới 83
4.2. Định hướng hoạt động của Tổng công ty tới năm 2020 83
4.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý hệ thống phân phối giấy Bãi Bằng của Tổng công ty Giấy Việt Nam 86
4.3.1. Giải pháp về quản lý lập kế hoạch 86
4.3.2. Giải pháp vềquản lý tổ chức thực hiện 96
4.3.3: Giải pháp về kiểm tra giám sát 98
4 .3.4. Giải pháp về bộ máy quản lý HTPP 102
KẾT LUẬN 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

 

DANH MUC̣

 

STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
1 CTCP Công ty cổ phần
2 DN Doanh nghiệp
3 HTPP Hệ thống phân phối
4 HTPPSP Hệ thống phân phối sản phẩm
5 TCT Tổng công ty
6 TNHH Trách nhiệm hữu hạn

 

DANH MUC̣ BẢNG, BIỂ U

 

STT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 3.1 Bảng cân đối kế toán năm 2013-2015 49
2 Bảng 3.2. Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ 50

3
Bảng 3.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Cổng công ty Giấy Việt Nam các năm 2013- 2015
53

4
Bảng 3.4 Tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ 2013 đến 2015
53
5 Bảng 3.5 Tình hình tiêu thụ sản phẩm giấy Bãi bằng từ 2013 – 2015 54

6
Bảng 3.6 Tình hình tiêu thụ sản phẩm giấy Bãi bằng theo các kênh năm 2015
58
9 Bảng 3.7 Các kho giấy do VINAPACO quản lý (đơn vị : tấn) 66
10 Bảng 4.1 Bảng đánh giá hoạt động của thành viên kênh 87
11 Bảng 4.2 Đánh giá tổng quát thành viên kênh phân phối 88

 

DANH MUC̣ SƠ ĐỒ

 

TT Sơ đồ Nội dung Trang
1 Sơ đồ 2.1 Quy trình nghiên cứu 35
2. Sơ đồ 3.1 Tổ chức hoạt động 41
3 Sơ đồ 3.2 Các kênh phân phối sản phẩm giấy cuộn đang được sử dụng 58

4
Sơ đồ 3.3 Hệ thống phân phối sản phẩm giấy chế biến phòng xuất nhập khẩu
62

5
Sơ đồ 3.4 Biểu diễn cấu trúc hệ thống phân phối của VINAPACO đối với thị trường nước ngoà

DANH MUC̣ CÁ C HÌNH

 

STT Hình Nội dung Trang
1 Hình 1.1 Dạng kênh phân phối trực tiếp 13
2 Hình 1.2 Dạng kênh phân phối gián tiếp 15
3 Hình 1.3 Mối quan hệ trong hoạt động phân phối 16

4
Hình 1.4 Dạng hệ thống kênh phân phối doanh nghiệp có thể sử dụng
21

 

PHẦN MỞ ĐẦU

 

1. Tính cấp thiết của luận văn

Sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều phải đối mặt với những cạnh tranh gay gắt không chỉ ở những đối thủ cạnh tranh trong nước mà còn cả những đối thủ canh tranh từ nước ngoài với tiềm lực sẵn có về vốn, máy móc thiết bị, khoa học công nghệ hiện đại hơn, trình độ quản lý tiên tiến hơn… Nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (viết tắt AFTA) vào năm 2003 và trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007; . Trong bối cảnh đó, nền kinh tế Việt Nam dần vận hành theo cơ chế thị trường nên yếu tố cạnh tranh là một quy luật tất yếu.
Hệ thống kênh phân phối được coi là con đường vận động của hàng hoá và dịch vụ từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Nó tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận được sản phẩm mình mong muốn, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ được hết các sản phẩm của mình. Thông qua hệ thống phân phối sản phẩm các doanh nghiệp có phương hướng sản xuất kinh doanh cho chu kỳ sau. Hệ thống phân phối hiệu quả góp phần tiêu thụ sản phẩm nhanh mà tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định quá trình sản xuất, doanh thu, lợi nhuận… của doanh nghiệp. Vì vậy việc nâng cao năng lực quản lý hệ thống phân phối tiêu thụ sản phẩm luôn luôn chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, nó là cầu nối quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Tổng công ty Giấy Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước do Bộ Công thương quản lý, với ngành nghề kinh doanh chính là: Sản xuất, kinh doanh giấy, bột giấy, các sản phẩm từ giấy; Trồng rừng và khai thác rừng nguyên liệu giấy. Là đơn vị sản xuất giấy và bột giấy hàng đầu Việt Nam, sau 30 năm hoạt động Tổng công ty đã có nhiều đóng góp to lớn cho quá trình phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung và ngành giấy nói riêng. Tổng công ty, là đơn vị duy nhất của Việt Nam có

các sản phẩm giấy in, viết có thể đáp ứng tối đa sự thỏa mãn và nhu cầu của thị trường, trong đó điển hình là các loại giấy viết dùng để sản xuất sổ vở cho văn phòng và học sinh; giấy in cho các nhà in, nhà xuất bản..
Tuy nhiên, Tổng công ty Giấy Việt Nam cũng như các doanh nghiệp khác khi bước sang cơ chế mới, được tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, song luôn phải đối mặt với không ít khó khăn vì những yêu cầu khắt khe của thị trường, hơn thế nữa Tổng công ty đang phải cạnh tranh gay gắt với các Công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia có tiềm lực tài chính mạnh, công nghệ, kinh nghiệm và năng lực cạnh tranh cao với những nguyên tắc nghiêm ngặt của định chế thương mại và luật pháp quốc tế, bên cạnh đó còn phải cạnh tranh mạnh với các doanh nghiệp sản xuất giấy trong nước đang không ngừng đầu tư mở rộng…
Do đó, để tồn tại và đứng vững trong một thị trường giấy sôi động như vậy, không còn cách nào khác là Tổng công ty phải tìm ra hướng đi vững chắc cho mình và tìm mọi cách để đưa sản phẩm của mình ra thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng thị phần chiếm lĩnh thị trường. Đây là, vấn đề cấp thiết đặt ra cho Hội đồng thành viên và Ban lãnh đạo Tổng công ty.

2. Câu hỏi nghiên cứu:

Hiện tại có những bất cập gì tồn đọng trong quản lý hệ thống phân phối sản phẩm tại Tổng công ty Giấy Việt Nam?
Ban lãnh đạo Tổng công ty Giấy Việt Nam cần có định hướng và giải pháp gì nhằm hoàn thiện quản lý hệ thống phân phối sản phẩm?

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích: Từ cơ sở lý luận, thực tiễn, thực trạng hoạt động hệ thống phân phối tiêu thụ sản phẩm giấy Bãi Bằng của Tổng công ty Giấy Việt Nam, Luận văn đưa ra những đề xuất, kiến nghị góp phần quản lý tốt hơn hệ thống phân phối sản phẩm giấy Bãi Bằng của Tổng công ty Giấy Việt Nam trong giai đoạn 2016 – 2020.
3.2 Nhiệm vụ
Với mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
– Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hệ thống phân phối sản phẩm giấy Bãi Bằng của Tổng công ty Giấy Việt Nam
– Phân tích thực trạng việc quản lý hệ thống phân phối giấy Bãi Bằng ở Tổng công ty Giấy Việt Nam
– Trên cơ sở đó, mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hệ thống phân phối Giấy Bãi Bằng của Tổng công ty Giấy Việt Nam..

4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tượng:
Nghiên cứu hoạt động quản lý hệ thống phân phối sản phẩm Giấy Bãi bằng tại Tổng công ty Giấy Việt Nam
4.2. Phạm vi nghiên cứu
– Về nội dung: Nghiên cứu các hoạt động về quản lý hệ thống phân phối sản phẩm.
– Về không gian: Giới hạn nghiên cứu tại Tổng công ty Giấy Việt Nam.
– Về thời gian: Nghiên cứu qua các năm từ 1.1.2013 đến 31.12.2015.

5. Kết cấu luận văn

Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, danh mục bảng, biểu, mô hình, sơ đồ luận văn được kết cấu làm 04 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về Quản lý hệ thống phân phối sản phẩm ở doanh nghiệp
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu
Chương 3:Thực trạng hoạt động Quản lý hệ thống phân phối Giấy Bãi Bằng của Tổng công ty Giấy Việt Nam – VINAPACO
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác Quản lý hệ thống phân phối Giấy Bãi Bằng củ a Tổ ng công ty Giấy Việt Nam.

 

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP

 

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các giải pháp nhằm phát triển hệ thống phân phối hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và một số nghiên cứu về lĩnh vực phân phối, tiêu thụ sản phẩm Giấy nói riêng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu tập trung chủ yếu về tiêu thụ sản phẩm; nâng cao hiệu quả hệ thống phân phối; kênh phân phối sản phẩm giấy nhưng chưa có nghiên cứu toàn diện nào.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Bùi Thị Quỳnh Trang (2008):“Ngành giấy Việt Nam trước những thách thức hội nhập kinh tế khu vực” đã chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ và thách thức của ngành Giấy Việt Nam. Nghiên cứu đã nêu lên thực trạng về chất lượng Giấy của ngành Giấy Việt Nam, trong đó nghiên cứu cũng đề cập nhiều về những điểm yếu của Ngành Giấy Việt Nam về toàn bộ hệ tiêu thụ sản phẩm, tuy nhiên hệ thống tiêu thụ sản phẩm cũng chỉ là khía cạnh nhỏ của nghiên cứu này.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Hà Thế Anh (2009): “Một số giải pháp về Marketing để nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Giấy Việt Nam” đã nêu rõ cơ sở lý luận của hoạt động marketing, thực trạng của công tác marketing tại Tổng công ty Giấy Việt Nam. Trong đó, nghiên cứu cho biết công tác phân tích thị trường còn yếu, hệ thống phân phối còn chưa hiệu quả, nhất là các đại lý. Khó kiểm soát được hoạt động của các đại lý do phạm vi bao phủ về địa lý rộng.

TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.

Liên hệ với chúng tôi:

  • Hotline: 0926.708.666
  • Zalo: 0926.708.666.
  • Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com

Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây:

download

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *