ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
———————
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN TẠI HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH
Chuyên ngành :Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 01
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHAN HUY ĐƯỜNG
LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG ii
DANH MỤC HÌNH iii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn 6
1.1. Việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn 6
1.1.1. Khái niệm việc làm 6
1.1.2. Khái niệm giải quyết việc làm và các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm 10
1.1.3. Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn 14
1.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện can lộc có thể áp dụng cho huyện Thạch Hà 24
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn 28
2.1. Chọn điểm nghiên cứu 28
2.2. Thu thập số liệu 28
2.3. Phương pháp phân tích 30
2.3.1. Phương pháp thống kê kinh tế 30
2.3.2. Phương pháp phân tích so sánh 30
2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 30
Chương 3: Thực trạng công tác giải quyết việc làm cho thanh niên vùng nông thôn huyện Thạch Hà 33
3.1. Khái quát về Huyện Thạch Hà 33
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, Kinh tế – xã hội của huyện Thạch Hà 33
3.1.2. Lao động trên địa bàn huyện Thạch Hà: 39
3.2. Thực trạng công tác giải quyết việc làm tại huyện Thạch Hà 43
3.2.1. Giải quyết làm thông qua chương trình cho vay vốn GQVL 43
3.2.2. Tạo việc làm gắn với hoạt động đào tạo nghề, truyền nghề, truyền bá các
kinh nghiệm sản xuất – kinh doanh. 45
3.2.3. Tạo việc làm thông qua các hoạt động dịch vụ việc làm. 46
3.2.4. Tạo việc làm thông qua hoaṭ
đôṇ
g XKLĐ và chuyên gia 47
3.2.5. Tạo việc làm thông qua hoạt động thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế – xã hội
…………………………………………………………………………………………………………………..48
3.2.6. Tạo việc làm thông qua việc chuyển giao kiến thức về khoa học kỹ thuật, tư vấn hướng nghiệp 49
3.3. Đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trong huyện
…………………………………………………………………………………………………………………..50
3.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân thành công 50
3.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân: 52
3.3.3. Những vấn đề đặt ra trong giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện 54
Chương 4 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thạch Hà 56
4.1. Định hướng, quan điểm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thạch Hà
…………………………………………………………………………………………………………………..56
4.1.1. Mục tiêu, định hướng tạo việc làm 56
4.1.2. Quan điểm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thạch Hà đến năm 2015 58
4.2. Những giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho thanh niên vùng nông thôn huyện Thạch Hà đến năm 2015 60
4.2.1. Nhóm các giải pháp trực tiếp tạo việc làm: 60
4.2.2. Nhóm các giải pháp xúc tiến việc làm 68
4.2.3. Nhóm các giải pháp khác. 75
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC 88
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 CN – XD Công nghiệp – Xây dựng
2 CNH – HĐH Công nghiệp hoá – Hiện đại hóa
3 DN Doanh nghiệp
4 DV Dịch vụ
5 ĐVTN Đoàn viên thanh niên
6 GDTX Giáo dục thường xuyên
7 GQVL Giải quyết việc làm
8 HĐKT Hoạt động kinh tế
9 KHKT Khoa học kỹ thuật
10 KT – XH Kinh tế xã hội
11 LHTN Liên hiệp thanh niên
12 LLLĐ Lực lượng lao động
13 TB – XH Thương binh xã hội
14 THCS Trung học cơ sở
15 THPT Trung học phổ thông
16 TN Thanh niên
17 TNNT Thanh niên nông thôn
18 TTCN Tiểu thủ công nghiệp
19 TTDVVL Trung tâm dịch vụ việc làm
20 TTLĐ Thị trường lao động
21 SX – KD Sản xuất – Kinh doanh
22 UBND Uỷ ban nhân dân
23 VL Việc làm
24 XKLĐ Xuất khẩu lao động
DANH MỤC BẢNG
TT Số hiệu Nội dung Trang
1 Bảng 3.1 Số lượng lao động thanh niên theo độ tuổi 40
2 Bảng 3.2 Lao động theo giới tính 41
3 Bảng 3.3 Tổng hợp chương trình vay vốn việc làm theo các năm 45
4
Bảng 4.1 Dự báo quy mô tạo việc làm cho thanh niên huyện Thạch Hà đến năm 2015 và 2020
DANH MỤC HÌNH
TT Số hiệu Nội dung Trang
1 Hình 1 Bản đồ hành chính huyện Thạch Hà 34
2 Hình 2 Diễn biến một số yếu tố khí hậu của huyện Thạch Hà 35
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm qua Đảng, nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về kinh tế nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo việc làm tại chỗ, giúp đỡ lao động nông thôn nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng trong phát triển kinh tế. Những chủ trương, chính sách đó đã, đang đi vào thực tế cuộc sống nông thôn, từ đó mà nhiều cơ hội phát triển kinh tế ở nông thôn được tạo ra để giải quyết lao động tại chỗ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, giảm tỷ lệ phân biệt giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giảm sức ép lao động về các thành phố lớn, trung tâm kinh tế xã hội của đất nước, phân bổ cơ cấu lao động hợp lý hơn, giảm các tai tệ nạn xã hội, giữ vững truyền thống văn hoá làng quê, xây dựng củng cố Đảng, chính quyền và hệ thống tổ chức chính trị xã hội ở nông thôn …Tuy vậy, thiếu việc làm đối với lao động nông thôn nói riêng và thanh niên nông thôn nói chung vẫn diễn ra khá phổ biến. Tình trạng TNNT chưa qua đào tạo nghề chiếm tỷ trọng lớn, thu nhập bình quân từ lao động các ngành nghề tại các vùng thường thấp hơn so với thành thị; cơ hội chuyển đổi việc làm, nghề nghiệp cũng khó hơn, điều kiện văn hoá, xã hội cũng chậm phát triển hơn. Cùng với tư tưởng coi trọng ” Đại học” của các gia đình, dòng họ, bản thân TN học sinh nên dẫn đến đa số TNNT đều có nguyện vọng thi vào các trường “Đại học”, sau khi tốt nghiệp Đại chọc, Cao Đẳng họ cũng không muốn về nông thôn làm việc mà tìm kiếm việc làm tại thành thị. Họ chưa tha thiết với sản xuất, công tác ở nông thôn và tham gia học nghề, dẫn đến thiếu hụt một lực lượng lớn lao động có tay nghề tại các vùng nông thôn để tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hoá làng quê.
Thạch Hà là huyện miền trung của tỉnh Hà Tĩnh, TN từ 16 đến 30 tuổi chiếm 27,5% dân số và chiếm 54% lực lượng lao động của huyện. Qua điều tra về việc làm – lao động tại phòng Lao động và thương binh xã hội, tỷ lệ TN thiếu việc làm từ độ tuổi 16-35 chiếm 41,5%. Trước những khó khăn trong lập nghiệp tại địa phương, đa số TNNT trong huyện rời quê hương đi làm ăn xa chiếm 30,7%
Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2012 – 2017 đã phát ộng 2 phong trào lớn là “Xung kích phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “Đồng hành với thanh niên lập thân lập nghiêp”, ngay lập tức được đông đảo đoàn viên thanh niên hưởng ứng mạnh mẻ. Cùng với đó là sự quan tâm của Đảng đối với công tác thanh niên, đặc biệt là sự quan tâm của các cấp các ngành trong việc giúp đỡ thanh niên tạo việc làm, phát triển kinh tế tại địa phương. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo cảu Ban Thường vụ Huyện ủy công tác thanh niên phát triển kinh tế được đẩy mạnh trên mọi lĩnh vực và thu được những kết quả đáng mừng. Đến này toàn huyện có 125 mô hình kinh tế, 5 Hợp tác xã, 3 Tổ hợp tác phát triển kinh tế do thanh niên làm chủ cho thu nhập từ 50 – 300 triệu động/năm. Trong năm 2013 đã phát triển được 22 mô tình kinh tế, 1 Hợp tác xã và 2 tổ hợp tác thanh niên phát triển kinh tế [12, tr.7-8]. Thực hiên 2 phong trào của Trung ương Đoàn phát động, ĐVTN huyện Thạch Hà đã không ngừng học tập, đổi mới tư duy trong nghề nghiệp, việc làm, sản xuất kinh doanh và đi đầu trong các phong trào: Kỹ thuật mới, Ngành nghề mới, mô hình mới và thị trường mới…. Đoàn TN huyện, xã đã trực tiếp quản lý nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách như: người nghèo, vốn học sinh, sinh viên nghèo, vốn xuất khẩu lao động, vốn nước sạch vệ sinh môi trường để phát triển sản xuất kinh doanh, học nghề.., tạo việc làm tại chỗ cho thanh niên nông thôn….; chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, xây dựng trang trại; du nhập nghề tiểu thủ công nghiệp mới; tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào nuôi trồng, khai thác nguồn lợi thuỷ hải sản. Tổ chức các hoạt động việc làm cho thanh niên, như: tư vấn, định hướng, hội chợ việc làm, thanh lập câu lạc bộ nghề nghiệp, câu lạc bộ doanh nghiệp trẻ, trang trại trẻ; phát triển đội ngũ trí thức trẻ tình nguyện; đảm nhận các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội… Theo báo cáo của Đoàn TN huyện, đã có trên 7.500 TN được dạy nghề, trên 5.000 TN được chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, trên 12.000 TN được giới thiệu việc trong 3 năm gần đây. Thông qua đó, Đoàn TN đã phát huy vai trò xung kích trong hướng nghiệp, tư vấn, dạy nghề, giới thiệu, giải quyết việc làm cho TN, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Tuy nhiên, thiếu việc làm, thiếu định hướng nghề nghiệp… vẫn là vấn đề xã hội tồn tại trong TNNT hiện nay và các năm tới. Tỷ lệ TNNT thất nghiệp, thiếu việc làm cao và đang có xu hướng tăng do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và áp dụng kỹ thuật công nghệ sử dụng ít lao động. Một bộ phận TN vi phạm pháp luật, nghiện hút ma tuý, mại dâm, nhiễm HIV,AIDS…mà nguyên nhân chủ yếu là do không có nghề nghiệp, việc làm. Từ những tồn tại trên tác giả đi sâu nghiên cứu vào các vấn đề: Các vấn đề lý luận liên quan đến việc làm và giải quyết việc làm? Thực trạng lao động, công tác tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thạch Hà? Các giải pháp nâng cao công tác giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Thạch Hà?
Để trả lời các câu hỏi trên tôi chọn nghiên cứu đề tài: Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Quản lý kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề việc làm nói chung và việc làm cho thanh niên nông thôn nói riêng từ trước đến nay đã được nhiều người quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau. Ở nước ta có nhiều tác giả đã có những công trình bài viết xung quanh vấn đề này, tiêu biểu như:
– Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Hà Tĩnh của tác giả Bùi Đức Hoàng, Luận văn Thạc Sỹ năm 2009, chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội.
– Giải pháp việc làm cho lao động nông thôn khu vực đồng bằng Sồng Hồng của tác giả Nguyễn Văn Thành, Luận văn tốt nghiệp Thạc Sỹ năm 2011
– Việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh, Luận văn tốt nghiệp Thạc Sỹ năm 2011
– Chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, TS. Nguyễn Hữu Dũng – TS. Trần Hữu Trung, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
– Vấn đề việc làm cho lao động nông thôn, Vũ Đình Thắng, Tạp chí Kinh tế phát triển, số 13, 2002.
– Thực trạng lao động – việc làm ở nông thôn và một số giải pháp cho giai đoạn phát triển 2001-2005, Bùi Văn Quán, Tạp chí Lao động và xã hội, số CĐ3, 2001.
– Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Hồng Quân.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng từ đó đề xuất một số giải pháp phát giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Mục tiêu cụ thể
– Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về việc tạo việc làm cho thanh niên nông thôn.
– Khái quát thực trạng lao động và việc làm của thanh niên nông thôn trong huyện
– Phân tích, đánh giá thực trạng công tác giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
– Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao công tác giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Giải quyết việc làm trên địa bàn nông thôn huyện Phạm vi nghiên cứu
* Về không gian: Địa bàn huyện Thạch Hà – Tỉnh Hà Tĩnh.
* Về thời gian: Nguồn số liệu phục vụ đề tài được thu thập giai đoạn 2010 – 2013. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn thanh niên, hộ gia đình thanh niên, các cơ quan chức năng, Đoàn các xã, thị trấn đặc biệt tại Huyện đoàn Thạch Hà.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp dùng để nghiên cứu sau:
– Phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
– Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu: để điều tra thu thập các số liệu, dữ kiện thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích đề tài nghiên cứu. Đây là bước đầu tiên rất quan trọng của đề tài nhằm thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, các số liệu về đất đai…
– Phương pháp kế thừa: tham khảo các tài liệu, số liệu, các bài viết đã được công bố, đề tài sẽ kế thừa những số liệu có liên quan để hoàn thiện các nội dung nghiên cứu của đề tài.
– Phương pháp so sánh: so sánh số liệu giữa các năm để từ đó rút ra được nhận xét cũng như đánh giá được tính hiệu quả của việc thực hiện các chỉ tiêu nghiên cứu.
– Phương pháp phân tích thống kê, xử lý số liệu: nhóm toàn bộ các đối tượng điều tra có cùng chỉ tiêu, xác định các giá trị trung bình của chỉ tiêu, phân tích tương quan giữa các yếu tố; xử lý số liệu và đưa ra giá trị có tính chính xác cao.
6. Dự kiến dóng góp mới của đề tài.
Trên cơ sở đó, luận văn có những đóng góp mới vào việc quản lý giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
– Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan tới giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện Thạch Hà.
– Đánh giá đúng thức trạng giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện Thạch Hà.
– Trên cơ sở nguồn số liệu cập nhật và có chọn lọc, luận văn sẽ đưa ra cac giải pháp nâng cao công tác giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết cấu nội dung luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 4 chương sau
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn
Chương 3: Phân tích thực trạng công tác giải quyết việc làm cho thanh niên vùng nông thôn huyện Thạch Hà
Chương 4: Một số giải pháp nâng cao công tác giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thạch Hà
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn
1.1. Việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn
1.1.1. Khái niệm việc làm
Đã có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra khái niệm việc làm theo các khía cạnh khác nhau:
* Theo Điều 13, chương II (Việc làm) của Bộ Luật lao động nước CHXHCNVN (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007) quy định: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.
Theo khái niệm trên, một hoạt động được coi là VL cần thỏa mãn 2 điều kiện:
Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và cho các thành viên trong gia đình. Điều này chỉ rõ tính hữu ích và nhấn mạnh tiêu thức tạo ra thu nhập của việc làm.
Thứ hai, hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cấm. Điều này chỉ rõ tính pháp lý của việc làm.
Hai tiêu thức đó có quan hệ chặt chẽ với nhau và là điều kiện cần và đủ để một hoạt động lao động được thừa nhận là việc làm. Nếu một hoạt động tạo ra thu nhập nhưng vi phạm pháp luật như trộm cắp, buôn bán ma tuý… thì không được thừa nhận là việc làm. Mặt khác một hoạt động dù là hợp pháp và có ích nhưng không tạo ra thu nhập cũng không được thừa nhận là việc làm.
TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.
Liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 0926.708.666
- Zalo: 0926.708.666.
- Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com
Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây: