ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
————————————
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN VỐN ƯU ĐÃI KHI VIỆT NAM TRỞ THÀNH NƯỚC CÓ MỨC THU NHẬP TRUNG BÌNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
1. PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THIÊN
2. TS. ĐOÀN HỒNG QUANG
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THƯ KÝ HỘI ĐỒNG
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG ix
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 11
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 11
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi
ở các nước và các tổ chức trên thế giới 11
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi
ở Việt Nam 13
1.2. Khoảng trống và những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu 19
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN VỐN ƯU ĐÃI TRONG BỐI CẢNH NƯỚC CÓ MỨC THU NHẬP TRUNG BÌNH 20
2.1. Tổng quan về các nguồn vốn ưu đãi 20
2.1.1. Khái niệm về các nguồn vốn ưu đãi 20
2.1.2. Các hình thức và phương thức cung cấp chủ yếu của nguồn vốn vay ưu đãi. 24
2.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi 44
2.2.1. Đánh giá tác động tới sự phát triển của nền kinh tế 45
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi trong
2.4. Một số kinh nghiệm quốc tế về hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi 50
2.4.1. Những kinh nghiệm thành công 50
2.4.2. Những kinh nghiệm không thành công 54
2.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 57
Chương 3: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN VỐN ƯU ĐÃI CHO VIỆT NAM KHI ĐÃ TRỞ THÀNH NƯỚC CÓ MỨC THU NHẬP TRUNG BÌNH 61
3.1. Tình hình cam kết, ký kết các nguồn vốn ưu đãi trong giai đoạn 2011-
3.2. Đánh giá thực trạng và tác động của các nguồn vốn ưu đãi tới một số
3.3. Đánh giá các nguồn vốn ưu đãi theo 5 tiêu chí về hiệu quả sử dụng 72
3.4. Những mặt được, tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm rút ra
3.4.1. Mặt được 90
3.4.2. Những tồn tại 91
3.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại 93
3.4.4. Những bài học kinh nghiệm 94
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM SỬ DỤNG HIỆU QUẢ CÁC NGUỒN VỐN ƯU ĐÃI CHO VIỆT NAM SAU KHI ĐÃ TRỞ THÀNH NƯỚC CÓ MỨC THU NHẬP TRUNG BÌNH 99
4.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế sau khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình 99
4.1.1. Bối cảnh trong nước và những vấn đề đặt ra 99
4.1.2. Bối cảnh quốc tế 100
4.2. Triển vọng của quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ 101
4.2.1. Về chính sách viện trợ đối với nguồn vốn ưu đãi 101
4.2.2. Về cơ cấu nguồn vốn ưu đãi 102
4.2.3. Về phương thức hợp tác phát triển trong thời gian tới 103
4.3. Quan điểm, định hướng thu hút và sử dụng các nguồn vốn ưu đãi trong
4.4. Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn
KẾT LUẬN 142
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 144
TÀI LIỆU THAM KHẢO 145
PHỤ LỤC: 157
BẢNG CÂU HỎI THAM VẤN 157
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADB : Asian Development Bank (Ngân hàng Phát triển Châu Á) AEF : Forum on Aid Effectiveness (Diễn đàn hiệu quả viện trợ )
AFD : Agence Française De Développement (Cơ quan Phát triển Pháp) BOT : Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao
CG : Consultative Group Meeting (Hội nghị Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ)
CMEA : Council of Mutual Economic Assistance (Hội đồng Tương trợ Kinh tế) CQCQ : Cơ quan chủ quản các chương trình, dự án
DAC : Development Assistance Committee (Ủy ban hỗ trợ phát triển) EC : European Community (Cộng đồng Châu Âu)
HDI : Human Development Index (chỉ số phát triển con người)
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu ngành được tài trợ giai đoạn 2006-2010 32
Bảng 2.2. Cơ cấu tài trợ theo ngành của WB thông qua các phương thức tài
trợ cho Việt Nam, giai đoạn 2006-2010 33
Bảng 2.3. Nguồn vốn ưu đãi của WB theo phương thức vay vốn 34
Bảng 2.4. Các điều kiện vay của IDA và IBRD 35
Bảng 2.5. Các điều kiện vay của ADB trước vào sau MIC 37
Bảng 3.1. ODA ký kết theo ngành và lĩnh vực thời kỳ 2011 – tháng 7/2015 64
Bảng 3.2. Tình hình cam kết, ký kết và giải ngân các nguồn vốn ưu đãi 65
Bảng 3.3. Vốn ODA ký kết phân bổ theo vùng thời kỳ 2011 – 7/2015 72
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
Biểu đồ 3.1. Cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA thời kỳ 2006 – 2010 62
Biểu đồ 3.2 Chỉ số HDI của Việt Nam giai đoạn 1980 – 2015 70
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ (%) đóng góp của nguồn vốn ưu đãi so với GDP 74
Biểu đồ 3.4. Khảo sát về tính phù hợp của vốn ưu đãi cho Bộ Tài chính, nhu cầu
và thứ tự ưu tiên của các đơn vị thụ hưởng 74
Biểu đồ 3.5. Đánh giá công tác điều phối nguồn vốn ưu đãi 75
Biểu đồ 3.6. Thành tựu về tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo 2006-2015 79
Biểu đồ 3.7. Đánh giá tác động của các nguồn vốn ưu đãi cho Bộ Tài chính 80
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ (%) khảo sát, đánh giá về những thay đổi tích cực sau khi kết
thúc dự án tại Bộ Tài chính 86
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngoài ra, mặc dù đã đứng trong hàng ngũ Nhóm các nước MIC, nhưng nền kinh tế của Việt Nam vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức cần khắc phục, vượt qua như cơ sở hạ tầng còn yếu kém, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế thấp, nguồn nhân lực bất cập, thể chế cần hoàn thiện. Vì vậy, theo định hướng của Chính phủ, trong thời gian tới Việt Nam vẫn phải tiếp tục tranh thủ tối đa các nguồn vốn ưu đãi (bao gồm vốn ODA và vay kém ưu đãi) để hoàn thiện thể chế trên cơ sở nền tảng của. Hiến pháp năm 2013, hỗ trợ phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi khi Việt Nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình
Việc tìm ra các giải pháp, đặc biệt là các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả hơn nữa các nguồn vốn ưu đãi phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội là yêu cầu thực tiễn, khách quan đặt ra cho Việt Nam trong bối cảnh khi đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình. Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có đề tài nghiên cứu nào giải quyết trực tiếp các vấn đề nêu trên. Vì vậy, đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi khi Việt Nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình” được lựa chọn làm luận án tiến sỹ kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở luận giải các cơ sở khoa học và phân tích thực trạng việc thu hút và sử dụng các nguồn vốn ưu đãi bao gồm vốn ODA (Official Development Assistance) và vốn vay ưu đãi (Concessional Loans) cho Việt Nam trong thời gian qua, Luận án đề xuất, gợi mở chính sách trong quản lý nhà nước để sử dụng hiệu quả hơn nữa các nguồn vốn ưu đãi cho Việt Nam trong bối cảnh đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình.
2.2. Các mục tiêu cụ thể
– Hệ thống hóa cơ sở lý luận và đưa ra khung lý thuyết nghiên cứu thu hút và sử dụng các nguồn vốn ưu đãi.
– Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan đến thu hút và sử dụng các nguồn vốn ưu đãi cho Việt Nam.
– Phân tích, đánh giá đúng thực trạng thu hút và sử dụng các nguồn vốn ưu đãi cho Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau đây:
– Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi là gì? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến thu hút và sử dụng các nguồn vốn ưu đãi cho Việt Nam?
– Thực trạng thu hút và sử dụng các nguồn vốn ưu đãi cho Việt Nam giai đoạn sau khi đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình như thế nào?
– Làm thế nào để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi khi Việt Nam đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của Luận án là nghiên cứu thực trạng thu hút và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn vay ưu đãi, bao gồm vốn ODA (Official Development Assistance) và vốn vay ưu đãi (Concessional Loans) của cộng đồng các nhà tài trợ dành cho Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
– Về mặt thời gian: Việt Nam đã chính thức được cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế mở nguồn vốn ODA từ năm 1993 tại Hội nghị CG cho Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại Paris. Tuy nhiên, Luận án tập trung đánh giá việc sử dụng các nguồn vốn ưu đãi cho Việt Nam trong giai đoạn từ 2011 – 2015, sau khi Việt Nam đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình. Trong đó có một số ví dụ minh họa đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi của các nhà tài trợ cho Bộ Tài chính.
– Về mặt không gian: Luận án nghiên cứu tại Việt Nam có tham khảo kinh nghiệm một số nước trên thế giới về thu hút và hiệu quả sử dụng vốn ưu đãi.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận để nghiên cứu là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trên cơ sở đó, luận án tập trung nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ưu đãi khi Việt Nam đạt mức thu nhập trung bình.
Phương pháp luận này đòi hỏi phải xây dựng khung khổ lý thuyết để nghiên cứu. Do đó, luận án đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về thu hút và sử dụng vốn ưu đãi. Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu thực trạng. Khi Việt Nam đạt mức thu nhập trung bình phải thật khách quan.
5. Những đóng góp mới của luận án
5.1. Đóng góp về mặt lý luận
Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về thu hút và sử dụng vốn ưu đãi, từ khái niệm, các hình thức. ODA và vốn vay ưu đãi); phân loại điều kiện vay đối với các nguồn vốn ưu đãi; các tiêu chí đánh giá việc hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi; các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn ưu đãi cho Việt Nam trong bối cảnh đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình.
5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Luận án tổng kết và làm rõ một số bài học kinh nghiệm về thu hút và sử dụng các nguồn vốn ưu đãi từ các nước nhận viện trợ trên thế giới, có trình độ và lịch sử phát triển kinh tế tương đồng với Việt Nam như Thái Lan, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia.
Luận án đã phân tích thực trạng thu hút và hiệu quả sử dụng nguồn vốn ưu đãi cho Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015, đánh giá những thành tựu nổi bật và những điểm yếu cần khắc phục và nguyên nhân.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án kết cấu thành 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi trong bối cảnh của nước có mức thu nhập trung bình.
Chương 3: Thực trạng thu hút và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi cho Việt Nam khi đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình.
Chương 4: Định hướng và giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn vốn ưu đãi cho Việt Nam sau khi đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Vấn đề quản lý sử dụng các nguồn vốn ưu đãi luôn dành được mối quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu, các chuyên gia quốc tế trong và ngoài nước. Cho đến nay có khá nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến tình hình thu hút, quản lý sử dụng các nguồn vốn ưu đãi cũng như các kinh nghiệm quốc tế về quản lý nguồn vốn này đăng trên các tạp chí kinh tế, các báo cáo nghiên cứu của nhóm tư vấn, diễn văn họp thường niên của các nhà tài trợ, báo cáo đánh giá của các cơ quan nhà nước Việt Nam và của các nhà tài trợ.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ưu đãi ở các nước và các tổ chức trên thế giới
Helmut Fuhrer (1996) trong nghiên cứu “A history of the development assistance committee and the development co-operation directorate in dates, names and figures”. Tổ chức OECD trong đó nguồn vốn Hỗ trợ Phát triển chính thứ. ODA là nguồn vốn hỗ trợ để tăng cường phát triển kinh tế và xã hội của các nước đang phát triển. Nguồn ODA được phân biệt với các nguồn vốn đầu tư khác với hai đặc điểm chính: (i) Đây là khoản hỗ trợ phát triển chính thức; (ii) Được xác định bởi thành tố ưu đãi. Từ hai yếu tố này giúp chúng ta xác định được nguồn vốn đầu tư đó có phải là nguồn vốn ODA hay không.
TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.
Để biết nội dung toàn bộ bài viết xin bạn liên hệ với chung tôi:
- Hotline: 0926.708.666
- Zalo: 0926.708.666.
Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com