ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
————————–
CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH THĂNG LONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Hà Nội – 2019
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ iv
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 5
1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán quố c tế 7
1.2.1. Hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại 7
1.3. Chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại 23
1.3.1. Khái niệm 23
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại 24
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1. Phương pháp nghiên cứu 41
2.2. Xây dựng khung phân tích 41
2.3. Thu thập số liệu 43
2.3.1. Số liệu sơ cấp 43
2.3.2. Số liệu thứ cấp 44
2.4. Phương pháp xử lý số liệu 45
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH THĂNG LONG 47
3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Thăng Long 47
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín
– Chi nhánh Thăng Long 47
3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy 49
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín – chi nhánh Thăng Long 50
3.2. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Thăng Long 54
3.3. Thực trạng chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Thăng Long 59
3.3.1. Phân tích thực trạng qua các tiêu chí định lượng 59
3.3.2. Phân tích thực trạng qua các tiêu chí định tính 62
3.4. Đánh giá về thực trạng nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín – chi nhánh Thăng Long 69
3.4.1. Những kết quả đạt được 69
3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân 70
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH THĂNG LONG 76
4.1. Định hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín – chi nhánh Thăng Long trong thời gian tới 76
4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Thăng Long 77
4.2.1. Phát triển, mở rộng đa dạng hệ khách hàng, giảm sự phụ thuộc vào KH mang tính thời vụ 77
4.2.2. Đẩy mạnh, phát triển công tác tiếp thị các sản phẩm mới: L/C UPAS, Thanh toán biên mậu và L/C trả chậm khác 80
4.2.3. Tăng cường đào tạo nhằm nâng cao trình độ của cán bộ thanh toán quốc tế .82 4.2.4. Các giải pháp hỗ trợ khác 84
4.3. Kiến nghị 86
4.3.1. Đối với ngân hàng Sacombank 86
4.3.2. Đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam 90
4.3.3. Đối với khách hàng 91
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 ATM Automated Teller Machine (Máy rút tiền tự động)
2 HKD Đồng Đôla Hồng Kông
3 ICC Phòng thương mại quốc tế
4 JPY Đồng Yên Nhật Bản
5 L/C Thư tín dụng
6 NH Ngân hàng
7 NHNN Ngân hàng nhà nước
8 NHTM Ngân hàng thương mại
9 NK Nhập khẩu
10 NQH Nợ quá hạn
11 Sacombank Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
12 Southern Bank Ngân hàng TMCP Phương Nam
13 TMCP Thương mại cổ phần
14 TMQT Thương mại quốc tế
17 USD Đôla Mỹ
18 XK Xuất khẩu
19 XNK Xuất nhập khẩu
DANH MỤC BẢNG
TT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 2.1 Các bước thực hiện nghiên cứu luận văn 42
2 Bảng 3.1 Thực trạng kết quả kinh doanh của chi nhánh năm 2016 – 2018 52
3 Bảng 3.2 Thực trạng hoạt động TTQT tại CN Thăng Long & ngân hàng Sacombank 58
4 Bảng 3.3 Báo cáo chung về TTQT của chi nhánh giai đoạn 2016-2018 59
5 Bảng 3.4 Tỷ lệ Thu và lợi nhuận của cán bộ TTQT tại chi nhánh 61
6 Bảng 3.5 Thống kê khiếu nại và lỗi trong hoạt động TTQT tại chi nhánh 62
7 Bảng 3.6 Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của KH đối với SPDV TTQT do chi nhánh cung cấp 67
8 Bảng 4.1 Kế hoạch kinh doanh năm 2019 của chi nhánh Thăng Long 76
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT Biểu đồ Nội dung Trang
1 Biều đồ 3.1 Thu từ hoạt động TTQT theo từng nghiệp vụ 56
2 Biểu đồ 3.2 Đánh giá sản phẩm dịch vụ TTQT 64
3 Biểu đồ 3.3 Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ TTQT 65
4 Biểu đồ 3.4 Đánh giá trình độ chuyên môn của cán bộ TTQT 66
5 Biểu đồ 3.5 Mức độ hài lòng của KH khi sử dụng SPDV TTQT tại CN 67
DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT Sơ đồ Nội dung Trang
1 Sơ đồ 1.1 Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền 15
2 Sơ đồ 1.2 Quy trình nghiệp vụ nhờ thu phiếu trơn 17
3 Sơ đồ 1.3 Quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ 18
4 Sơ đồ 1.4 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ 21
5 Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Thăng Long 49
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Về tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ ngày nay, nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Hoạt động kinh tế đối ngoại cũng như thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và các quốc gia khác đã và đang phát triển cả về quy mô và chất lượng, khẳng định vị trí và vai trò của Việt Nam trong trường quốc tế. Phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại giúp chúng ta sử dụng và khai tháctốtthế mạnh của mình là nguồn tài nguyên thiên nhiên và lực lượng lao độngdồi dào, qua đó khẳng định vị trí trong hợp tác quốc tế.“Chính sự phát triển của các quan hệ ngoại thương và đầu tư quốc tế kéo theosự phát triển không ngừng các quan hệ thanh toán, tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng quốc tế, trong đó các NHTM đóng vai trò như là cầu nối cho các quan hệ kinh tế nói trên.”
Ngày nay, các NHTM hiện đại đã phát triển nhiều hoạt động dịch vụ bào gồm: nghiệp vụ ngân hàng truyền thống, nghiệp vụ ngoại bảng như kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh, thanh toán quốc tế… nhằm tăng thu, tăng lợi nhuận cho ngân hàng.“Phí thu từ hoạt động ngoại bảng hiện nay đang mang lại cho ngân hàng giá trị và tỷ trọng trong cơ cấu thu nhập ngày một tăng.”
Trong số các nghiệp vụ ngoại bảng, nghiệp vụ TTQTcó tốc độ tăng trưởng tương đối cao, nguồn thu từ nghiệp vụ này chiếm tỉ trọng lớn đối với NHTM hoạt động hiệu quả. Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong công tác thanh toán nhằm làm tăng thu nhập cho ngân hàng và giải quyết việc thanh toán giữa các bên được nhanh chóng, đảm bảo về quyền lợi và giá trị trên hợp đồng của các bên tham gia giao dịch xuất nhập khẩu, là phương tiện trung gian để chắp nối phát triển các nghiệp vụ khác như mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu, mở rộng quan hệ tài khoản, tín dụng…Do đó, nghiệp vụ thanh toán quốc tế có thể được xem là nghiệp vụ ngoại bảng đặc trưng cho các NHTM Việt Nam ngày nay, một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động kinh tế đối ngoại, là cầu nối trong quan hệ kinh tế đối ngoại cũng như quan hệ kinh tế và thương mại giữa các quốc gia.
Khi quan hệ của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng mở rộng, hoạt động TTQT của Việt Nam cần được hoàn thiện và nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng đa dạng và phong phú. Trong xu thế chung, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín đã có sự tìm tòi và đổi mới trong hoạt động TTQT. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) là một trong những NH TMCP hàng đầu của Việt Nam, có hệ thống mạng lưới và quy mô vốn thuộc hạng lớn nhất trong hệ thống NH TMCP. Tuy nhiên Sacombank hiện nay đang phải chịu rất nhiều tác động tiêu cực sau vụ sáp nhập NH Phương Nam và phải gánh một số nợ xấu khổng lồ do NH Phương Nam để lại. Tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s Investors Services ngày 13/6/2017 đã tuyên bố cắt giảm điểm tín nhiệm của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) về mức Caa1, đồng thời giữ nguyên triển vọng tín nhiệm của ngân hàng ở mức “tiêu cực”. Một trong những hoạt động của ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng là hoạt động thanh toán quốc tế mà hệ quả của nó là việc các ngân hàng nước ngoài tạm dừng quan hệ đại lý, lượng khách hàng cũng như kim ngạch thanh toán giảm sút… trong khi hoạt động này có vai trò quan trọng, đóng góp tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng. Đồng thời, sự cạnh tranh gay gắt trên lĩnh vực thanh toán quốc tế với hệ thống các NH nước ngoài tại Việt Nam và các NHTM trong nước khác. Hoạt động TTQT trong nội bộ ngân hàng cũng phải đối mặt với các rủi ro thiệt hại về kinh tế nếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên yếu kém. Sacombank cần tiếp tục nâng
cao nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ, chất lượng dịch vụ…nhằm thu hút khách hàng, giảm thiểu rủi ro TTQT, cần phải coi việc nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế là hết sức cấp bách và thường xuyên.
Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các nội dung và từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động TTQT là một nhu cầu khách quan và cần thiết đối với Sacombank nói chung và tại ngân hàng Sacombank Chi nhánh Thăng Long nói riêng. Do vậy, học viên lựa chọn đề tài“Chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Thăng Long”làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Luận vănđi vào làm rõ những vấn đề nghiên cứu sau:
– Những vấn đề cơ bản về hoạt động TTQT của NHTM và chất lượng hoạt động TTQT của NHTM là gì?
– Thực trạng chất lượng hoạt động TTQT tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – Chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2016-2018 như thế nào và vì sao chất lượng hoạt động TTQT tại chi nhánh vẫn chưa cao?
– Cần có những giải pháp và kiến nghị gì để nâng cao chất lượng hoạt động TTQT tại Sacombank CN Thăng Long?
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Người nghiên cứu sẽ hệ thống hóa, đồng thời làm rõ những lý luận về TTQT. Trên cơ sở phân tích thực trạng chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank CN Thăng Long, qua đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị để nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank CN Thăng Long trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
– Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về thanh toán quốc tế và chất lượng thanh toán quốc tế của NHTM.
– Phân tích thực trạng chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế qua các năm (giai đoạn 2016-2018) của Sacombank CN Thăng Long, qua đó rút ra những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân.
– Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TTQT tại Sacombank.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank CN Thăng Long giai đoạn năm 2016-2018
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1. Tổng quan nghiên cứu
Thanh toán quốc tế (TTQT) là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM bên cạnh tín dụng, kinh doanh hối đoái… do đó khi nói đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, chúng ta không thể không nhắc đến các vấn đề xoay quanh TTQT. Nhiều bài báo, tham luận và công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài viết về phát triển và nâng cao chất lượng TTQT, đồng thời đưa ra biện pháp kiểm soát và hạn chế các rủi ro trong hoạt động này của các NHTM.“Một số nghiên cứu tiêu biểu đề cập đến như sau:”
– Nhóm tác giả Romary Barbey, Stefan Dab, Harry Newman, Wim Raymaekers và Yann Senant (2017) với báo cáo“Thanh toán quốc tế: áp lực thay đổi của các ngân hàng” cho thấy tình hình các ngân hàng trên thế giới đang đứng trước áp lực thay đổi nhanh để kịp đảm bảo về sự phát triển về quy mô, sự yêu cầu ngày càng cao về chất lượng của các khách hàng trong thanh toán quốc tế. Bài viết đã cho thấy lợi thế của các ngân hàng có quy mô lớn và đòi hỏi phải thay đổi, tăng trưởng của các ngân hàng vừa và nhỏ. Nền kinh tế thế giới ngày càng năng động, giao dịch ngày một nhiều thì sự đòi hỏi về độ chính xác và nhanh nhạy trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngày một cao.
TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.
Liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 0926.708.666
- Zalo: 0926.708.666.
- Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com
Để tải bài đầy đủ xin khách hàng ấn vào đây: