TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GẮN VỚI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VIỆT NAM
Chuyên ngành: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS Phạm Quang Phan
NĂM 2016
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan…………………………………………………………….. ii
Mục lục………………………………………………………………….. iii
Danh mục các chữ viết tắt ………………………………………………. vi
Danh mục bảng …………………………………………………………. viii
MỞ ĐẦU………………………………………………………………….. 1
1.Lý do chọn đề tài………………………………………………………. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài………………………… 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………….. 4
4. Câu hỏi nghiên cứu…………………………………………………… 5
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN………………………………………… 8
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề tăng trưởng kinh tế 8
1.1.1. Những nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế và một số giải pháp 8
1.1.2. Các công trình nghiên cứu đến vấn đề tăng trưởng kinh tế, các 14
1.1.3. Các công trình nghiên cứu tới mô hình tăng trưởng kinh tế ở 21
1.2. Những nghiên cứu về nghèo đói và xóa đói giảm nghèo…………… 25
1.2.1. Các nghiên cứu về vấn đề đói nghèo, xóa đói giảm nghèo và 25
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về phân hóa giàu nghèo, bất bình 30
1.3. Các công trình nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm 35
1.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu……………………….. 39
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GẮN VỚI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG …
2.1. Những vấn đề chung về TTKT và GNBV………………………….. 42
2.1.1. Các khái niệm và tiêu chí đánh giá về tăng trưởng kinh tế …… 42
2.1.2. Khái niệm và tiêu chí đánh giá về nghèo và GNBV……………….. 54
2.2. Mối quan hệ và vai trò của Nhà nước trong việc gắn kết giữa tăng 58
2.2.1. Nội dung của mối quan hệ giữa TTKT và GNBV………………….. 58
2.2.2. Vai trò của Nhà nước trong việc gắn kết giữa TTKT với GNBV 64
2.3. Kinh nghiệm của một số tỉnh ở các nước châu Á trong việc kết hợp 76
2.3.1. Kinh nghiệm của một số tỉnh ở các nước châu Á……………….. 76
2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam 84
Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GẮN VỚI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN 2004-2014………………..………………………………..
3.1. Tổng quan về vùng ĐBSH và tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội 88
3.2. Tình hình tăng trưởng kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn từ 2004 đến 2014………………………
3.2.2. Tình hình đói nghèo và giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn từ 2004 đến 2014………………………………
3.3. Đánh giá về sự gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo bền vững ở vùng ĐBSH giai đoạn từ 2004 đến 2014………………………….
3.3.1. Những kết quả đạt được về TTKT gắn với GNBV………………. 116
3.3.2. Những tồn tại hạn chế………………………………………………. 124
3.3.3. Những nguyên nhân của những tồn tại hạn chế………………… 130
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GẮN VỚI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030…………………………………………………
4.1. Bối cảnh mới và quan điểm về TTKT gắn với GNBV ở vùng ĐBSH…………………………………………………………………………………………….
4.1.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến TTKT gắn với GNBV ở vùng đồng bằng sông Hồng………………………………………………………………………
4.1.2. Quan điểm về TTKT gắn với GNBV ở vùng ĐBSH……………… 144
4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy TTKT gắn với GNBV ở vùng ĐBSH từ nay đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030……………………
4.2.1. Nhóm giải pháp về TTKT nhằm mục tiêu GNBV………………… 149
4.2.2. Các giải pháp phân phối thu nhập với mục tiêu GNBV………… 158
4.2.3. Các giải pháp gắn kết giữa TTKT với GNBV……………………. 164
4.3. Một số kiến nghị với Nhà nước Trung ương nhằm thực hiện các giải pháp trên………………………………………………………………….
KẾT LUẬN……………………………………………………………… 173
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………… 176
PHỤ LỤC…………………………………………………………………
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT
1 Chữ viết tắt
2 ASXH An sinh xã hội
3 BHXH Bảo hiểm xã hội
4 BHTN Bảo hiểm tự nguyện
5 BHYT Bảo hiểm y tế
6 CBXH Công bằng xã hội
7 CSHT Cơ sở hạ tầng
8 CSXH Chính sách xã hội
9 CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
10 DTTS Dân tộc thiểu số
11 ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
12 ĐNB Đông Nam Bộ
13 ESCAP Uỷ ban kinh tế xã hội khu vực châu Á Thái Bình Dương
14 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
15 ICOR Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
16 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Sự phân hóa về thu nhập của các nhóm dân cư 72
Bảng 3.1 Tăng trưởng GDP của vùng ĐBSH theo tỉnh 92
Bảng 3.2 Năng suất lúa cả năm phân theo địa phương 94
Bảng 3.3 Sản lượng thủy sản phân theo địa phương 96
Bảng 3.4 Giá trị sản xuất lâm nghiệp 2012 theo giá so sánh 2010 96
Bảng 3.5 Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế 101
Bảng 3.7 Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng năm 2014 theo giá thực tế
Bảng 3.8 Mức độ phân hóa giàu nghèo qua các năm 105
Bảng 3.9 Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bằng sông Hồng qua các năm 106
Bảng 3.11 Tỷ lệ hộ nghèo phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đặc biệt là trong lĩnh vực giảm nghèo – một yếu tố quan trọng của phát triển bền vững – chúng ta cũng đạt được những thành tựu nổi bật. Vì vậy, sau gần 30 năm đổi mới, mức sống của các tầng lớp dân cư được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ dưới 200 USD/người năm 1990 lên 1.908 USD/người năm 2013 và 2.053 USD/người năm 2014. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia giảm từ hơn 60% (năm 1990) xuống còn 9.8% (năm 2013) và 8.4% (năm 2014). Việt Nam so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, đồng thời tạo nguồn lực để tăng phúc lợi. Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là một trong hai vùng kinh tế của miền Bắc Việt Nam: Vùng núi và trung du phía Bắc (gồm Đông Bắc và Tây Bắc) và Đồng bằng sông Hồng. ĐBSH với ưu thế có thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng.
Tăng trưởng kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững
Từ thực tiễn đó, để xây dựng vùng ĐBSH thực sự là địa bàn tiên phong của cả nước thực hiện các “đột phá chiến lược”, tái cấu trúc kinh tế, đổi mới thành công mô hình tăng trưởng, trở thành đầu tàu của cả nước về phát triển kinh tế – xã hội, đảm đương vai trò to lớn với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, bảo đảm sự gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo bền vững. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Tăng trưởng kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam” để thực hiện luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị của mình, với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc giải quyết những vấn đề bức xúc cả về lý luận và thực tiễn trong công tác giảm nghèo bền vững, đặc biệt ở khía cạnh kinh tế, xã hội.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, phân tích thực tiễn tăng trưởng kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững ở vùng ĐBSH. Từ đó luận án đưa ra những quan điểm và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường gắn kết tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ
– Tổng hợp và hệ thống có chọn lọc những vấn đề lý luận về tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững, hình thành cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu luận án.
– Phân tích, đánh giá thực trạng về sự gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bằng sông Hồng.
– Trên cơ sở phân tích thực trạng, xuất phát từ những yêu cầu của bối cảnh quốc tế cũng như trong nước, luận án trình bày quan điểm về tăng trưởng kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh và gắn kết quá trình tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững là hai vấn đề của một quá trình, có quan hệ biện chứng, tương hỗ lẫn nhau. Hiện nay tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững có tác động không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Dưới góc độ kinh tế chính trị, luận án đi sâu nghiên cứu quá trình gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
– Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận tăng trưởng kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững và thực trạng vấn đề này ở vùng ĐBSH Việt Nam từ đó đề xuất một số giải pháp gắn kết tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo bền vững.
– Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu về thực trạng tăng trưởng kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bằng sông Hồng trong đó có tham khảo kinh nghiệm của một số tỉnh ở các quốc gia châu Á.
4. Câu hỏi nghiên cứu
– Ở vùng Đồng bằng sông Hồng tăng trưởng kinh tế có gắn với giảm nghèo bền vững hay không?
– Cần có những giải pháp gì để thúc đẩy sự gắn kết giữa quá trình tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng đồng bằng sông Hồng?
5. Phương pháp nghiên cứu
Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu tăng trưởng kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bằng sông Hồng.
Phương pháp này được sử dụng nhằm tạm gác bỏ khỏi đối tượng nghiên cứu những vấn đề cá biệt, ngẫu nhiên ít có ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững để đi sâu nghiên cứu những vấn đề mang tính cốt yếu, phổ biến, có ảnh hưởng quyết định đến quá trình tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững ở vùng ĐBSH và cách thức xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình này.
– Luận án còn sử dụng phương pháp điều tra
Khảo sát, phỏng vấn 50 cán bộ quản lý các cấp và 100 người dân ở ba tỉnh của vùng đồng bằng sông Hồng (Bắc Ninh, Hải Dương và Ninh Bình) tại các huyện được chọn làm mẫu nghiên cứu là huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh, huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương và huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình bằng cách cho điểm dựa trên thang đo Likert. Nhóm kinh tế xã hội trong dân cư và chỉ ra các nhân tố góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững. Lấy đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với giảm nghèo đến năm 2030.
6. Đóng góp của luận án
– Luận án góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận của tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo bền vững đồng thời làm rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững.
– Luận án tổng kết được những kinh nghiệm của một số tỉnh ở các nước châu Á trong việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo bền vững, từ đó rút ra một số bài học cho vùng đồng bằng sông Hồng.
– Đánh giá sát thực về thực trạng đói nghèo và giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bằng sông Hồng trong thời gian qua.
7. Cấu trúc và nội dung của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án được kết cấu thành 4 chương gồm:
Chương 1: Tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về tăng trưởng kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững.
Chương 3: Thực trạng về tăng trưởng kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2004 – 2014.
Chương 4: Quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN Tăng trưởng kinh tế
Trong quá trình phát triển kinh tế trên thế giới, kể cả những nước phát triển, cũng như những nước đang phát triển thì vấn đề tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo, đặc biệt là vấn đề giảm nghèo bền vững lại được các nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu nhiều hơn trong thời đại ngày nay. Hiện nay đói nghèo vẫn còn tồn tại ngay cả ở các nước phát triển, vì vậy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo luôn là vấn đề được nhiều nước, nhiều học giả trên thế giới và Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên ở mỗi một giai đoạn lịch sử, mỗi quốc gia, mỗi học giả lại có những ý kiến, quan điểm, cách nhìn nhận việc giải quyết vấn đề tăng trưởng kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững khác nhau tùy thuộc vào quan điểm phát triển kinh tế – xã hội của mình.
Trong những năm vừa qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết đề cập đến vấn đề tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo được đăng tải trên các báo, tạp chí, các loại sách tham khảo, chuyên khảo, các giáo trình chuyên ngành. Có thể tổng quan theo các nội dung cụ thể như sau:
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề tăng trưởng kinh tế
1.1.1. Những nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế và một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững
Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế được phát triển gắn với sự ra đời của trường phái kinh tế cổ điển với hai đại biểu tiêu biểu nhất là nhà kinh tế học người Anh: Adam Smith (1723-1790) và David Ricardo (1772-1823) với những tác phẩm nổi tiếng trong đó có những nghiên cứu liên quan đến tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế.
Trong tác phẩm “Của cải của các dân tộc” (xuất bản năm 1776), Adam Smith cho rằng, tăng trưởng kinh tế là tăng đầu ra theo đầu người, hoặc tăng sản phẩm lao động. Theo ông, nguồn gốc tăng trưởng là từ lao động.
TRUNG TÂM LUẬN VĂN MBA-VIP VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ & TIẾN SĨ CHẤT LƯỢNG CAO.
Để biết nội dung toàn bộ bài viết xin bạn liên hệ với chung tôi:
- Hotline: 0926.708.666
- Zalo: 0926.708.666.
Email:Lamthueluanvan2014@gmail.com
Muchas gracias. ?Como puedo iniciar sesion?